Lãnh đạo Sở NN&PTNT phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch.

(HBĐT) - Ngày 17/1, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị công bố 4 quy hoạch quan trọng của ngành NN&PTNT, gồm: Quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

 

Tại hội nghị, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã lần lượt công bố các Nghị quyết, Quyết định về việc phê duyệt 4 bản quy hoạch trên, sau đó, đại diện đơn vị tư vấn đã trình bày tóm tắt nội dung các quy hoạch.

         

Theo Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 14/12/2013 của HĐND tỉnh, Quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 nhằm mục tiêu điều chỉnh vùng bảo vệ, xác định lưu lượng, mực nước lũ thiết kế tại các điểm chuẩn của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh, gồm sông Đà, sông Bôi và sông Thanh Hà; xác định chỉ giới tuyến thoát lũ cho các tuyến sông chính có đê; xác định các giải pháp phòng chống lũ đối với các tuyến sông chính trên địa bàn tỉnh; làm cơ sở để lập các quy hoạch khác có liên quan. Phạm vi quy hoạch là toàn bộ các tuyến sông chính có đê và chưa có đê trên địa bàn tỉnh, gồm sông Đà, sông Bôi, sông Thanh Hà, sông Bùi, sông Lạng và sông Bưởi, với 11 đơn vị hành chính là các huyện và thành phố Hoà Bình.

 

Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh đến năm 2020 nhằm mục tiêu chung là hình thành các vùng sản xuất cam an toàn với quy mô ngày càng lớn, từng bước nâng cao chất lượng và sản lượng cam của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Dự kiến đến năm 2015, tổng diện tích quy hoạch đạt 3.094 ha, sản lượng đạt khoảng 60-70 nghìn tấn/năm; đến năm 2020, tổng diện tích quy hoạch đạt 5.084 ha, sản lượng đạt khoảng 90-100 nghìn tấn/năm, 100% diện tích sản xuất cam của vùng quy hoạch đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu và một phần lớn diện tích được sản xuất, chứng nhận đáp ứng theo VietGAP.

 

Quy hoạch cơ sở giết mổ GSGC tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đề ra 5 nhóm giải pháp, thực hiện mục tiêu từng bước chấm dứt các điểm GMGSGC nhỏ lẻ, hình thành hệ thống cơ sở GMGSGC tập trung đảm bảo các tiêu chí về công suất giết mổ, công nghệ giết mổ, địa điểm, diện tích, nguồn điện, nguồn nước… Kế hoạch từ nay đến năm 2020 sẽ xây dựng 3 cơ sở GMGSGC tập trung bán công nghiệp, 9 cơ sở GMGSGC tập trung theo phương thức truyền thống, đến năm 2013 xây dựng hệ thống cơ sở GMGSGC của tỉnh đảm bảo được 80-90% nhu cầu thịt đảm bảo ANVSTP trên địa bàn tỉnh và một phần đáp ứng thị trường ngoài tỉnh. Việc thực hiện quy hoạch được đánh giá là cần thiết nhằm chấm dứt tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, góp phần tích cực bảo vệ môi trường sống, bảo đảm chất lượng VSATTP cho người tiêu dùng, nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng xã hội.

 

Về Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3124 ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Theo đó, quyết định rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng thâm canh tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm, kết hợp với công tác bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, khai thác tối đa và hiệu quả tiềm năng về diện tích mặt nước để phát triển thuỷ sản theo hướng hiệu quả và bền vững. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2015 đạt diện tích nuôi trồng thuỷ sản 2.560 ha, sản lượng 7.540 tấn, giá trị sản xuất 247 tỷ đồng; đến năm 2020, đạt diện tích 3.020 ha, sản lượng 11.140 tấn, giá trị sản xuất trên 400 tỷ đồng, tạo việc làm cho 7.500 lao động; tầm nhìn đến năm 2030, đạt diện tích 3.100 ha, sản lượng 14.200 tấn, giá trị sản xuất 870 tỷ đồng, tạo việc làm cho 10.000 lao động.

 

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết: Trong năm 2013 có 7 quy hoạch của ngành NN&PTNT được phê duyệt. Đây là những quy hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành NN&PTNT giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời tác động sâu sắc đến quá trình phát triển KT-XH chung của tỉnh. Vì vậy, Sở NN&PTNT đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp thực hiện tốt các quy hoạch.

 

 

 

                                                                              Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục