Các lực lượng được huy động giúp đỡ hộ bị thiên tai xã Do Nhân lợp lại mái nhà.

Các lực lượng được huy động giúp đỡ hộ bị thiên tai xã Do Nhân lợp lại mái nhà.

(HBĐT) - Theo kiểm tra, rà soát của Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện Tân Lạc, mới đây, trận lốc xoáy kèm mưa lớn liên tiếp xảy ra trong 2 ngày (24 – 25/4) trên địa bàn đã gây thiệt hại ước hàng tỷ đồng. Thiệt hại về nhà cửa có 162 nhà dân bị tốc mái, trong đó xã Do Nhân có 42 nhà, Lỗ Sơn 56 nhà, Địch Giáo 18 nhà, Quy Mỹ 45 nhà, Ngổ Luông 51 nhà và Phú Vinh 1 nhà.

 

Về sản xuất có 1.265 ha cây hoa màu bị gãy đổ, chủ yếu là cây ngô, 1.000 cây cối, hoa màu khác. Trong đó, khoảng 50% tổng diện tích thiệt hại không phục hồi được. Diện tích hoa màu bị gió lốc làm gãy đổ nhiều nhất là Phú Cường 453,2 ha, Ngổ Luông 203 ha, Quyết Chiến 131 ha, Địch Giáo 45,4 ha, Gia Mô 49,6 ha. Công tác khắc phục hậu quả đang được các địa phương tiếp tục triển khai, từng bước khôi phục sản xuất, ổn định đời sống hộ dân sau thiên tai.

 

 

* Theo Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện Lạc Sơn, trận mưa kèm gió lốc xảy ra hôm 24/4 đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với sản xuất và đời sống của các hộ dân trên địa bàn toàn huyện. Thống kê cụ thể thiệt hại về sản xuất ở các xã có 1.317 ha ngô bị gãy đổ, chủ yếu ngô đang vào giai đoạn xoáy nõn, chuẩn bị trổ cờ. Trong đó, có tới 900 ha, tương đương hơn 70% diện tích thiệt hại bị hỏng nặng, khoảng 400 ha còn khả năng hồi phục nhưng nguy cơ giảm năng suất, diện tích hoa màu khác gồm bầu, bí, mướp đắng… bị thiệt hại khoảng hơn 3 ha. Thiệt hại về nhà cửa chủ yếu ở các xã Phú Lương và Tự Do, gồm có 1 nhà sập hoàn toàn, 6 nhà hư hỏng nặng và 167 nhà dân bị tốc mái. Tổng thiệt hại mua, lốc gây ra cho sản xuất ước trên 10 tỷ đồng.

 

Các xã chịu ảnh hưởng thiên tai đang tập trung khắc phục hậu quả, chỉ đạo nhân dân dựng lại diện tích ngô, hoa màu gãy đổ, tận dụng làm thức ăn cho gia súc đối với diện tích không thể khắc phục được. Lực lượng dân quân tự vệ, các tổ chức đoàn thể thôn, xóm được huy động hỗ trợ hộ thiệt hại về nhà cửa dọn dẹp, sửa chữa. Chính quyền địa phương các xã cũng đề nghị cấp trên có chính sách hỗ trợ từ nguồn quỹ hỗ trợ thiên tai đối với trường hợp nhà dân bị sập, hư hỏng nặng.

 

 

* Theo tin từ ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện Mai Châu, qua thống kê sau diễn biến trận lốc xoáy kèm mưa lớn xảy ra hôm 24/4, trên địa bàn đã có khoảng 25 ha ngô vụ hè – thu bị gãy, đổ, thiệt hại trong sản xuất chủ yếu ở 4 xã Tân Sơn, Phúc Sạn, Ba Khan và Thung Khe.

 

Cũng trong vùng ảnh hưởng tại xã Tân Sơn đã có 20 nhà dân bị tốc mái, không có thiệt hại về người. Các địa phương chịu ảnh hưởng của lốc xoáy và mưa bão đi qua đang khẩn trương khắc phục hậu quả, huy động các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội vận động, hỗ trợ nhân dân tập trung chăm sóc đối với các diện tích có thể phục hồi sản xuất. Các gia đình có nhà bị tốc mái chủ động nguồn nguyên vật liệu sửa chữa, đến nay đã ổn định cuộc sống.

 

 

* Tại huyện Lương Sơn: Do ảnh hưởng của mưa giông kèm theo lốc xoáy vào chiều và tối ngày 24/4 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt đã làm đổ gãy nhiều diện tích ngô của các xã, thị trấn.

 

Tổng diện tích ngô trên địa bàn huyện bị thiệt hại là 790,32 ha, trong đó: Diện tích không có khả năng khắc phục 740,92 ha; diện tích có khả năng khắc phục 49,4 ha. Có 18 xã, thị trấn bị thiệt hại gồm Hợp Thanh, Thanh Lương, Long Sơn, Tân Thành, Hợp Châu, Cao Dương, Tiến Sơn, Thành Lập, Tân Vinh, Cao Răm, Hợp Hoà, Cư Yên, Liên Sơn, Tiến Sơn, thị trấn Lương Sơn, Nhuận Trạch, Hoà Sơn, Trung Sơn, Cao Thắng. Trong đó thiệt hại nhiều nhất và không có khả năng khắc phục tập trung ở các xã Long Sơn 141,2 ha; xã Hợp Châu 129,6 ha; xã Cao Dương 121,5 ha; xã Hợp Thanh 88,8 ha; Tân Thành 84,9 ha.

 

UBND huyện Lương Sơn đang tích cực chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, đồng thời đôn đốc các xã, thị trấn khẩn trương thực hiện công tác phòng - chống lũ bão, chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ con người và tài sản khi mùa mưa bão đang đến gần.

 

 

* Tại huyện Lạc Thủy: Gió lốc và mưa xảy ra trên diện rộng đã làm gãy, đổ 457,7 ha ngô ở hầu hết các xã trên địa bàn, trong đó thiệt hại nặng nhất ở các xã Thanh Nông, Hưng Thi, Cố Nghĩa, Khoan Dụ, Lạc Long. Theo thông kê, rà soát tại cơ sở có 30% diện tích ngô thiệt hại mất trắng, 70% diện tích bị giảm năng suất. Ước tổng thiệt hại của trận gió lốc vào ngày 24/4 khoảng 6,5 tỷ đồng.

 

Các xã, thị trấn đang triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai với phương châm 4 tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và huy động lực lượng tại chỗ giúp dân khôi phục sản xuất.

 

 

* Tại huyện Kim Bôi: 2 đợt gió lốc xảy ra các ngày 24 và 26/4 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất ở 25 xã trên địa bàn huyện, nặng nhất ở xã Tú Sơn với 360 ha ngô gãy, đổ. Kết quả kiểm tra, rà soát ở các xã có 972,5 ha lúa, cây hoa màu bị ảnh hưởng, trong đó có 30 ha lúa, 368,8 ha ngô giảm năng suất và 571,2 ha ngô bị gãy, không thể phục hồi. Duy nhất xã Kim Truy có báo cáo thiệt hại về công trình nhà trạm y tế bị tốc mái tôn.

 

Ban chỉ huy PCLB & TKCN các xã đang tập trung chỉ đạo bà con kiểm tra hiện trường thiệt hại, đẩy mạnh chăm sóc đối với diện tích ngô bị đổ bằng cách chống, dựng, vun cao gốc, tăng cường phân bón. Với diện tích ngô gẫy hẳn, không cho năng suất chặt bỏ để tận dụng làm thức ăn cho trâu, bò và vận động lựa chọn, căn cứ vào khung thời vụ bố trí cây trồng khác phù hợp thay thế.  

 

 

* Theo tổng hợp tình hình từ các địa phương: tại huyện Đà Bắc đến thời điểm này mới có xã Cao Sơn báo cáo mức độ ảnh hưởng với tổng diện tích ngô bị đổ gần 20 ha. Tại thành phố Hòa Bình và các huyện Cao Phong, Kỳ Sơn không có thiệt hại. Trận gió lốc đầu tiên kể từ đầu vụ gây thiệt hại chủ yếu cho sản xuất, tài sản của dân, không ghi nhận thiệt hại về người. Các địa phương trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác khôi phục sản xuất, ổn định đời sống người dân sau mưa, lốc, đồng thời duy trì thông tin, báo cáo, chế độ trực phòng – chống lũ bão của Ban chỉ huy PCLB & TKCN các cấp.

 

 

 

 

 

                                                                              Nhóm PV

 

                                                                       

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục