Diện tích ngô bị gẫy đổ không có khả năng phục hồi tại địa bàn xã Yên Lạc (Yên Thuỷ). Được biết, toàn xã có 127 ha ngô bị thiệt hại do mưa lốc, trong đó gần 80 ha bị thiệt hại mức độ hơn 70%.

Diện tích ngô bị gẫy đổ không có khả năng phục hồi tại địa bàn xã Yên Lạc (Yên Thuỷ). Được biết, toàn xã có 127 ha ngô bị thiệt hại do mưa lốc, trong đó gần 80 ha bị thiệt hại mức độ hơn 70%.

(HBĐT) - Liên tiếp trong hai đêm 24-25/4/2014, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa giông kèm theo gió lốc gây thiệt hại cho nhiều diện tích cây trồng vụ chiêm xuân. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh đã có gần 4.800 ha ngô bị đổ ngã do mưa lốc, trong đó nhiều diện tích cây bị gẫy ngang không có khả năng hồi phục.

 

Tại huyện Yên Thủy, phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trong hai ngày 24-25/4, vào khoảng 19h trên địa bàn huyện đã xảy ra hiện tượng mưa giông kèm theo gió lốc cục bộ. Tuy không gây thiệt hại về người và nhà cửa nhưng gió lốc đã làm gẫy đổ khoảng 552,3 ha hoa màu, tập trung chủ yếu diện tích cây ngô đang trong giai đoạn xoáy nõn – trỗ cờ trên địa bàn các xã Yên Lạc (127 ha), Lạc Thịnh (102,5 ha), Yên Trị (85,4 ha), Ngọc Lương (84,9 ha), Hữu Lợi, Đoàn Kết, Phú Lai, Bảo Hiệu, Lạc Lương và thị trấn Hàng Trạm. Trong tổng số gần 530 ha ngô bị thiệt hại, có trên 313 ha bị thiệt hại hơn 70%, diện tích bị thiệt hại từ 30-70% khoảng 216 ha. Ngoài ra, có khoảng 23 ha cây công nghiệp và cây ăn quả cũng bị thiệt hại do gió lốc. Diện tích này tập trung chủ yếu trên địa bàn thị trấn Hàng Trạm.

 

Trên phạm vi toàn tỉnh, hiện tượng mưa giông kèm theo gió lốc cục bộ xảy ra trong liên tiếp hai đêm 24-25/4 đã gây thiệt hại đến nhiều diện tích cây trồng, trong đó tập trung chủ yếu trên diện tích ngô đang giai đoạn xoáy nõn – trỗ cờ. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh đã có gần 4.800 ha ngô bị đổ ngã do mưa lốc, trong đó nhiều diện tích cây bị gẫy ngang không có khả năng phục hồi. Trước diễn biến này, trong hai ngày 27-28/4, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đến kiểm tra tình hình thực tế và làm việc với các huyện, thành phố nhằm triển khai công tác khắc phục hậu quả. Ngay sau đó, Sở NN&PTNT đã có Công văn số 391 ngày 29/4/2014 gửi UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp khắc phục thiệt hại do mưa lốc gây ra đối với sản xuất nông nghiệp. Theo đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố và các cơ quan chuyên môn thuộc Sở tập trung chỉ đạo tốt công tác khắc phục thiệt hại do mưa lốc gây ra. Đối với diện tích ngô bị đổ rạp nhưng có thể dựng lại được, cần chỉ đạo nông dân khẩn trương dựng lại, vun cao gốc, sau đó bón bổ sung phân N-P-K để cây sớm hồi phục. Đối với diện tích cây ngô bị đổ ngã hoàn toàn không có khả năng dựng lại, cần tiến hành thu gom làm thức ăn cho trâu, bò, sau đó khẩn trương làm đất để trồng lại đối với diện tích ngô trồng trên đất đồi; đối với diện tích ngô trồng trên đất bãi thì tùy điều kiện của từng địa phương có thể bố trí trồng lại ngô hoặc các loại cây màu khác như đậu, đỗ, lạc…; đối với diện tích ngô trồng trên chân đất cấy lúa mùa trà sớm, cần thu dọn, giải phóng đất để làm mạ mùa; đối với những diện tích gieo cấy lúa mùa chính vụ hoặc muộn có thể bố trí trồng các loại cây rau màu ngắn ngày. Các địa phương cần hạn chế đến mức thấp nhất việc đất bị bỏ trống trong từ nay đến cuối vụ sản xuất chiêm xuân.

 

Ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Để kịp thời hỗ trợ nông dân khắc phục thiệt hại do thiên tai và khôi phục lại sản xuất, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra, thống kê và phân loại mức độ thiệt hại, đồng thời chủ động trích ngân sách dự phòng hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 49/2012/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương có báo cáo bằng văn bản gửi về Sở NN&PTNT chậm nhất trước 9h ngày 7/5/2014 để Sở tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT và đề xuất giải pháp hỗ trợ khắc phục sản xuất.

 

 

                                                                          Thu Trang

 

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục