Ngầm tràn Kim Bình - Trung Bì có cấu tạo liên hợp cống và chôn cột đo mực nước cảnh báo để người tham gia giao thông thận trọng khi qua lại trên ngầm tràn vào mùa mưa lũ.

Ngầm tràn Kim Bình - Trung Bì có cấu tạo liên hợp cống và chôn cột đo mực nước cảnh báo để người tham gia giao thông thận trọng khi qua lại trên ngầm tràn vào mùa mưa lũ.

(HBĐT) - Theo đồng chí Bùi Văn Thiến, Trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Kim Bôi, toàn địa bàn có 807,1 km đường giao thông, trong đó có 154,7 km do tỉnh quản lý, 34 km do huyện quản lý và 618,4 km do xã quản lý. Những năm qua, các công trình giao thông nhờ được đầu tư, nâng cấp từ các chương trình, dự án nên việc đi lại của người dân đã thuận lợi hơn so với trước đây. Tuy nhiên còn một số tuyến đường do ảnh hưởng các trận mưa bão các năm trước mặc dù đã đầu tư sửa chữa tạm thời nhưng chưa được khắc phục triệt để. Các tuyến đường ở các xã hầu hết nằm dưới chân đồi, chân núi nên nguy cơ sạt lở luôn thường trực vào mùa mưa bão.

 

Qua kiểm tra, rà soát ở tuyến đường 12B có các vị trí bị sạt lở cụ thể là tại km 9 + 800, km 10 + 100; tuyến đường Trường Sơn A tại km 18 + 30; nhánh Bãi Chạo - Bãi Lạng tại km 2 + 50; tuyến X2 đường Hùng Tiến đi ngã ba Gò Chè - Hợp Kim km 23 + 50; tuyến Y1 tại km 0 (ngã ba Trò đi Kim Sơn), km 5 + 900 (xã Kim Sơn), km 2 + 300 (ngã ba Trò, xã Hợp Kim); đường 448 (Bãi Chạo - Đú Sáng) tại km 5 + 200, km 5 + 500, đường 449 (Kim Truy - Nuông Dăm) tại km 8 + 200, km 10 + 500. Bên cạnh đó, trên địa bàn còn có nhiều vị trí giao thông bị ngập sâu, bao gồm tuyến đường C (Cuối Hạ - thị trấn Bo) ở vị trí km 22 + 900, km 33 + 400, tuyến Trường Sơn A km 21 + 950, nhánh Bãi Chạo - Bãi Lạng km 3 + 800, nhánh Ve - Chám km 5 + 200, nhánh Khăm - Chỉ km 24 + 500, tuyến X2 km 10 + 300 (xã Hùng Tiến), ngã ba Gò Chè, xã Hợp Kim tại km 13 + 900, km 15 + 200 và km 25 + 600, đường 448 (Bãi Chạo - Đú Sáng) km 0 + 300.

 

Từ đầu mùa mưa bão đến nay, Đoạn Quản lý đường bộ II trực thuộc Sở GT-VT đứng chân trên địa bàn đã chủ động thực hiện nhiệm vụ và triển khai phương án ứng phó với mưa bão. Những vị trí giao thông bị sạt lở, ách tắc được cơ sở thông tin nắm bắt kịp thời, khẩn trương xử lý, hót dọn đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường thuộc khu vực quản lý. CB-CNV của các Hạt giao thông, Đội công trình đã trực bão lũ, sẵn sàng huy động lực lượng người và vật tư, phương tiện cho cứu hộ, nhanh chóng khắc phục vị trí sạt lở, tổ chức giải phóng nhanh các tuyến đường chính, phân luồng đường khi ách tắc giao thông.

 

Đồng chí Phạm Ngọc Sơn, cán bộ phụ trách công tác giao thông, phòng Kinh tế & Hạ tầng cho biết: Ngoài các vị trí giao thông có nguy cơ sạt lở, ở một số vị trí trên các tuyến đường còn có nhiều cây to dễ bị gãy, đổ khi mưa bão lớn. Hiện nay, hầu hết ngầm tràn qua suối đã được liên hợp cống bằng bê tông cốt thép và lắp đặt hệ thống cảnh báo (biển cảnh báo, cột đo mực nước) như ngầm tràn Kim Bình - Trung Bì, ngầm tràn ngã ba thị trấn Bo (Kim Bôi) - Lạc Sơn, ngầm Vọ (xã Cuối Hạ), ngầm suối Trá (xã Vĩnh Tiến)... Tuy nhiên vẫn còn một vài ngầm do chịu ảnh hưởng của các trận mưa bão lớn đã hư hỏng nhưng chưa được sửa chữa.

 

Chịu ảnh hưởng của các mùa mưa bão trước và những đợt mưa lớn kể từ đầu mùa, 2 trong số các tuyến đường hư hỏng nặng, nguy cơ mất an toàn nhất hiện nay trên địa bàn được xác định qua khảo sát hiện trường là đường Vĩnh Tiến - Đú Sáng (ĐT 448) tại vị trí Quèn Kẻo bị sạt lở mái ta luy hai bên đường, một số tảng đá cheo leo có khả năng rơi xuống mặt đường bất cứ lúc nào, đặc biệt nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đường Tú Sơn - Thung Rếch hiện xuống cấp nghiêm trọng phần nền, nhất là đoạn km 0 - km 2 với một bên là vực sâu dễ xảy ra nguy cơ các phương tiện giao thông không làm chủ được tốc độ do đường xấu, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân, nguy hiểm cho các phương tiện. UBND huyện vừa có Công văn số 422/CV - UBND ngày 1/7/2014 đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.

 

 

                                                                          Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục