Học sinh trường tiểu học Địch Giáo (Tân Lạc) tìm hiểu nâng cao kiến thức về VSMT, vệ sinh cá nhân qua tài liệu, tờ rơi.

Học sinh trường tiểu học Địch Giáo (Tân Lạc) tìm hiểu nâng cao kiến thức về VSMT, vệ sinh cá nhân qua tài liệu, tờ rơi.

(HBĐT) - Với những nguồn lực đã được đầu tư, đến giữa năm nay, tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh (HVS) đạt 78%, hộ dân có nhà tiêu HVS đạt 44,2%. Tại hệ thống các cơ sở giáo dục trên địa bàn, số trường học có nước và nhà tiêu HVS ở khối mầm non đạt 58,9%; khối tiểu học đạt 43,6%, THCS đạt 34,5%, THPT đạt 62,2%.

 

Trạm y tế xã có nước và nhà tiêu HVS đạt 61%. Hộ có chuồng trại HVS đạt 38%. Số xã có dụng cụ và hố thu gom rác sinh hoạt đạt 14,3%. Thực tế đó cho thấy, để đạt được các mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT và tiêu chí VSMT  trong Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM còn không ít khó khăn, bất cập cần sớm điều chỉnh, tháo gỡ.

 

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng trên, đó là: Việc tư vấn, hướng dẫn cho các hộ gia đình xây dựng và sử dụng nhà tiêu HVS chưa đầy đủ. Việc quản lý và sử dụng công trình vệ sinh tại các trường học, trạm y tế, chợ... gặp nhiều khó khăn. Một số công trình bị hư hỏng nhưng chưa sửa chữa kịp thời... Nhận thức và hành vi sử dụng công trình vệ sinh của một số người dân, nhất là các em học sinh còn kém. Tình trạng sử dụng phân người và gia súc chưa được xử lý an toàn để bón ruộng, nuôi cá vẫn tồn tại ở một số vùng nông thôn, phát tán mầm bệnh ra môi trường, nguy cơ phát triển thành dịch... Người dân chưa quan tâm đúng mức đến VSMT, vệ sinh cá nhân, đặc biệt là việc xây dựng nhà tiêu HVS. Mặt khác, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, một bộ phận dân cư vẫn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Từ nhiều nguồn vốn của các chương trình, dự án, thời gian qua, hàng trăm công trình cấp nước tập trung đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho tỷ lệ khá lớn dân cư nông thôn nhưng với VSMT, nguồn lực tài chính cũng như sự quan tâm của cộng đồng lại chưa tương xứng. Chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT cũng vậy, tính riêng năm 2014, tổng  nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT tỉnh ta được phân bổ 28, 6 tỉ đồng nhưng  đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình cấp nước chiếm trên 26, 1 tỉ đồng, còn lại 2, 2 tỉ đồng dành cho hoạt động nâng cao năng lực truyền thông và giám sát đánh giá... Trong đó, có 324 triệu đồng hỗ trợ xây dựng chuồng trại chăn nuôi và 20 mô hình nhà tiêu hộ gia đình ở 14 xã điểm về XDNTM.  Vì vậy, tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS còn thấp, thậm chí còn có những hộ không có nhà tiêu. ở một số nơi, ngay cả những công trình công cộng như trụ sở UBND, trường học, chợ... nhà vệ sinh được xây dựng sơ sài, tuềnh toàng, không đảm bảo tiêu chuẩn. Nhiều nơi tuy có nhà tiêu nhưng sau một thời gian sử dụng bị xuống cấp và do ý thức của người sử dụng kém nên cũng trở thành... mất vệ sinh. Hậu quả là sau khi chất thải hàng ngày của các gia đình, cơ sở công cộng thải ra, trời nắng thì bốc mùi hôi thối, trời mưa thì theo nguồn nước chảy khắp nơi, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

 

Để từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, trước hết, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cần tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân xây dựng nhà tiêu HVS đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, quán triệt nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về NS & VSMTNT trên địa bàn, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp. Đưa việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu, công trình xử lý chất thải chăn nuôi HVS vào một trong những quy định trong hương ước, quy ước của thôn, xóm, KDC và là một trong những tiêu chí để bình xét gia đình, KDC, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa hàng năm. Từ đó, làm cho việc sử dụng nhà tiêu và công trình xử lý chất thải chăn nuôi HVS trở thành thói quen thường xuyên đối với mọi người dân ở vùng nông thôn. Đặc biệt, trong xây dựng, kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT hàng năm cần có sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng dành cho công tác VSMT. Có như vậy mới hy vọng có thể đạt được mục tiêu chương trình đã đề ra cũng như tiêu chí về môi trường trong chương trình XDNTM.

 

 

 

                                                                   Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục