Từ các chương trình, dự án lồng ghép trên địa bàn, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã đầu tư xây dựng nhiều công trình NS&VSMT nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Hiện, xã có hơn 90% hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Từ các chương trình, dự án lồng ghép trên địa bàn, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã đầu tư xây dựng nhiều công trình NS&VSMT nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Hiện, xã có hơn 90% hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

(HBĐT) - Theo kế hoạch, tỉnh ta phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh NTM vào năm 2030, trước mắt đến năm 2015 có 15% xã đạt xã NTM. Để cán đích như thời gian dự định, các địa phương sẽ phải nỗ lực vào cuộc để hoàn thành 19 tiêu chí. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện một số tiêu chí còn khó đối với tỉnh ta, trong đó có tiêu chí 17 về môi trường.

 

Theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, một xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 5 yêu cầu: tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt mức quy định của vùng; 90% cơ sở SX-KD trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường; đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường; nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

 

Bằng nguồn vốn lồng ghép của các chương trình dự án được triển khai thực hiện trong khu vực nông thôn về lĩnh vực môi trường năm 2013 như chương trình MTQG NS&VSMT nông thôn, Chương trình 134, 135, giảm nghèo... cùng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân, công tác VSMT nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 78%, tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 50,2%, hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 38,5%. Việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở các xã có sự chuyển biến tích cực; nhiều xã đã phát động phong trào trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm như các xã: Hiền Lương (Đà Bắc), Thành Lập (Lương Sơn), Dân Chủ (TPHB), Đồng Tâm (Lạc Thủy), Mông Hóa (Kỳ Sơn)... Qua rà soát đánh giá, đến nay mới có 15 xã đạt tiêu chí về môi trường, tăng 14 xã so với năm 2012.

 

Thực tế cho thấy, hầu hết các xã đã triển khai thực hiện tiêu chí môi trường nhưng gặp nhiều khó khăn. Xét riêng từng chỉ tiêu mới có chỉ tiêu về tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là đạt; một số xã đã thành lập được đội thu gom rác nhưng mới chỉ tập kết tại bãi rác của địa phương, chưa được xử lý; chưa có xã nào đạt chỉ tiêu các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường. Hiện đã có một số xã triển khai xây dựng nghĩa trang nhưng chưa theo quy hoạch NTM. Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ các cấp về xây dựng NTM còn hạn chế, thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng NTM chưa cao.

 

Ở nhiều địa phương, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã tiếp tay cho ô nhiễm môi trường khi vứt rác bừa bãi ở ven đường, sông, suối, ao, hồ... Hệ thống thoát nước thải tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng đầu tư. Hơn nữa, quy hoạch và xây dựng chợ nhiều nơi không gắn với xử lý rác thải. Thiếu kinh phí cũng khiến cho một số xã đã thành lập được tổ, đội thu gom rác thải nhưng hoạt động không thường xuyên, vẫn còn nhiều xã chưa có bãi rác nên tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư diễn ra khá phổ biến. Nguồn ngân sách hỗ trợ cho các địa phương còn thấp, chưa tương xứng với nội dung tiêu chí. Mặt khác, chế độ thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho xây dựng NTM nói chung, tiêu chí 17 nói riêng chưa phù hợp nên không thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực môi trường.

 

Đồng chí Lê Văn Thạch, Chi cục phó Chi cục Phát triển Nông thôn cho biết: Thực hiện tiêu chí 17 về môi trường cần phải huy động mọi nguồn lực để xã hội hóa, bởi chính người dân là chủ thể gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn. Do đó cần huy động nguồn lực trong dân cùng tham gia thành lập tổ, đội thu gom, thu phí rác thải, mua phương tiện chuyên chở rác thải về đúng nơi xử lý để tránh ô nhiễm. Tỉnh ta hiện đang đẩy mạnh việc triển khai xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, nhiều hoạt động làm sạch môi trường được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề rác thải nông thôn vẫn còn là nỗi trăn trở lớn, chỉ có sự vào cuộc đồng bộ, nỗ lực của mọi cấp, ngành và toàn xã hội mới hy vọng có thể đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM.

 

 

 

                                                                    Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục