Người dân xóm Trại Ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) phản ánh tình trạng nguồn nước bị ảnh hưởng.

Người dân xóm Trại Ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) phản ánh tình trạng nguồn nước bị ảnh hưởng.

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở TN &MT, toàn tỉnh hiện có 79 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô khoảng 500 - 1.000 con lợn/trại và 3.000 - 10.000 con gà/trại. Một số ít trại có quy mô 4.000 - 6.000 con lợn/trại. Tổng số vật nuôi dao động khoảng 150.000 - 200.000 con. Ước tính tổng mức đầu tư từ 10 - 15 tỉ đồng/trại. Trong đó, chủ yếu tập trung tại các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong. Lương Sơn là huyện có số trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn nhiều nhất với 15 trại lợn, 33 trại gà. Mỗi trại tạo việc làm cho 15 - 20 công nhân, phần lớn là người địa phương.

 

Đồng chí Đào Anh Thép, Chánh Thanh tra Sở TN&MT cho biết: Vừa qua, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra diện rộng đối với 9 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung (8 cơ sở chăn nuôi lợn, 1 cơ sở chăn nuôi gà). Qua đó cho thấy, đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình, đa số diện tích khu vực chăn nuôi nhỏ hẹp, diện tích đất sử dụng chủ yếu thuê của các hộ gia đình khác, từ 1 - 3 ha. Hiệu quả sử dụng đất được nâng cao hơn trước. Trong lĩnh vực tài nguyên nước, các cơ sở chấp hành việc xin cấp phép khai thác, sử dụng nguồn nước và xả thải ra môi trường. Trong lĩnh vực môi trường, về hồ sơ, các đơn vị được kiểm tra đã thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.  

Bên cạnh những cơ sở chấp hành khá tốt các quy định vẫn còn một số cơ sở để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường đối với nước thải và không khí. Cụ thể, có 3 trại xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép: trại của Công ty TNHH Hòa Phát tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy); trại nuôi lợn giống Huy Toàn tại xã Kim Bình và trại nuôi lợn thịt tại xã Kim Truy (Kim Bôi). 2 trại hệ thống xử lý nước thải ra môi trường chưa đạt chuẩn: trại của Công ty TNHH Hòa Phát; trại của Công ty TNHH Thành Long tại xã Cư Yên (Lương Sơn). 2 trại chưa có giấy phép xả thải và khai thác sử dụng nguồn nước: trại của hộ ông Trịnh Văn Kim tại xã Hợp Thanh (Lương Sơn); trại của hộ ông Nguyễn Mạnh Thường (Lương Sơn). Các cơ sở trên đã bị xử lý vi phạm với số tiền 50 triệu đồng. Nguyên nhân chính của các lỗi vi phạm được xác định là do ý thức chấp hành các quy định của chủ hộ, doanh nghiệp chưa tốt; chưa cập nhật các văn bản hướng dẫn cũng như các  biện pháp kỹ thuật để giảm ô nhiễm môi trường.  

Song, về mặt khách quan có thể thấy, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các trại chăn nuôi đã dần được khắc phục và có chuyển biến tốt hơn trước. Số lượng đơn, thư của nhân dân phản ánh bức xúc do ô nhiễm đã giảm đáng kể. Trại chăn nuôi lợn quy mô 6.000 con /đợt do bà Nguyễn Thị Nguyệt Minh làm chủ tại xóm Trại ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) đã từng có đơn, thư phản ánh sự bức xúc của người dân do ô nhiễm nước, không khí. Trại đã đầu tư trên 10 tỉ đồng xây chuồng trại, bể biogas, đào ao sinh học nhưng vẫn chưa xử lý triệt để được tình trạng ô nhiễm nước, không khí. Nước thải đổ ra suối Lựng, gần nơi sinh sống của nhân dân xóm Lựng, xã Cuối Hạ. Tiếp thu ý kiến phản ánh và đề nghị của người dân, bà Minh đang lắp đặt hệ thống ống nước thải dài trên 300m qua xóm Lựng. Theo bà Minh, thời gian tới bà sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây bức xúc cho người dân trong khu vực.  

Để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường tại các trại chăn nuôi tập trung, trong thời gian tới, Sở TN &MT sẽ tăng cường thanh, kiểm tra. Sở cũng đã thông báo yêu cầu khắc phục lỗi vi phạm đến từng cơ sở và thời hạn khắc phục xong trước ngày 31/12/ 2014. Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều trại chăn nuôi tập trung còn nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Trước khi một số đoàn kiểm tra đến, cơ sở đã có sự chuẩn bị để đối phó. Thiết nghĩ, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững cần có quy hoạch ngành và tăng cường công tác quản lý Nhà nước.

 

                                                                           Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục