Ngầm Bo - Kim Bình (Kim Bôi) được xác định là điểm đen giao thông mùa mưa lũ.

Ngầm Bo - Kim Bình (Kim Bôi) được xác định là điểm đen giao thông mùa mưa lũ.

(HBĐT) - Đến giờ sau gần 1 năm, chị Bùi Thị Bích, xóm Lốc, Sơn Thủy (Kim Bôi) vẫn còn nỗi ám ánh mất đứa đưa con thơ vì lũ cuốn. Hôm ấy, trời vừa ngớt mưa, chị bế con ra ruộng, qua ngầm Bãi Vọ có việc. Nước lũ săm xắp mặt ngầm, tưởng chẳng có gì nguy hiểm. Bỗng chốc nước từ đâu dội về ào ạt, đứa con thơ mới mấy tuổi tuột mất, dòng nước cuốn đi. Mất con và ân hận vô cùng.

 

Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy Bùi Văn Lực kể lại: Sau vụ việc đó để lại bài học hết sức đắt giá cho cán bộ và nhân dân trong xã khi giao thông qua lại ngầm tràn mùa mưa lũ về. Trên địa bàn xã Sơn Thủy có 2 ngầm là Bãi Vó dài 100 m và Bãi Ma dài 300 m, người dân 4 xóm Khoang, Lốc, Bèo Khớt, Nuốc Nó. Mùa mưa nước dâng cao rất nguy hiểm. Xã cử lực lượng công an, quân đội trực gác không cho người dân qua lại nữa.

 

Năm nào, ngầm tràn cũng là “ điểm đen” nguy hiểm và cướp đi sinh mạng của con người khi qua lại. Ngầm tràn giao thông là những ký ức đau lòng đối với những gia đình có người thân thiệt mạng. Năm 2013, ảnh hưởng con bão số 5, mưa lũ lớn đã làm thiệt mạng 3 người khi qua ngầm. 2 vợ chồng anh Bùi Văn Nhân và Ngô Thị Mai về nhà bố mẹ, qua ngầm tràn 834 (Từ Tây Phong- thị trấn Cao Phong), sau này nước rút mới thấy thi thể. Cũng cùng ngày, mưa lũ đã cuốn mất anh Nguyễn Đăng Huấn, cán bộ huyện Đà Bắc khi đi công tác, cố vượt ngầm Suối Trầm- đường 433, khu vực xã Tân Minh. Mùa mưa lũ nhiều năm trước đó, tại ngầm Bo- (ngầm tràn Kim Bình)- Kim Bôi, mưa lũ đã cuốn mất hai bố con anh Bùi Văn Thảo, 38 tuổi ở Cuối Hạ đi từ thị trấn Bo về nhà. Mùa mưa năm 2012, lũ đã cuốn trôi chị Lê Thị Thắng, 25 tuổi ở xóm Đồi 2, xã Kim Tiến đi chở măng từ xã đi qua sang chợ Bo để bán.

 

Là tỉnh miền núi, địa hình độ dốc lớn, chia cắt, nhiều suối, hạ tầng giao thông còn thấp kém, hệ thống ngầm tràn có vai trò quan trọng  liên thông các  tuyến đường nội tỉnh. Theo rà soát của ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh có 262 trăm ngầm lớn, nhỏ, nhiều ngầm dài hàng trăm, bố trí ở vùng trũng, thường xuyên nước chảy qua. Khi mưa lũ lớn, với địa hình độ dốc lớn, rất nhiều ngầm bị ngập, có ngầm bị ngập hàng giờ, mức nước cao từ 0,5- hơn 1 m, chảy rất siết và rất nguy hiểm khi đi lại. Giao thông qua lại ngầm tràn đang là mối ẩn họa khi mưa lũ. Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy: Những cái chết đau lòng và thương tâm tại các ngầm tràn đều do nguyên nhân chủ quan, bất cẩn của người tham gia giao thông.

 

Đã chính thức bước vào mùa mưa lũ năm 2015, các địa phương, nhất là ở cơ sở cần kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông, triển khai các phương án PCLB, bảo đảm giao thông cụ thể. Chính quyền các địa phương cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, tổ chức lực lượng chức năng ứng trực, bổ sung hệ thống báo hiệu nguy hiểm, tổ chức lực lượng ứng trực, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại khi trời mưa lớn, nước lũ dâng cao. Để bảo đảm an toàn giao thông khi qua ngâm tràn, cần tổ chức tố công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, tuyệt đối không cố vượt ngầm khi có nước dâng cao.

 

 

 

                                                                                    Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục