Nông dân huyện Lương Sơn thường xuyên kiểm tra diện tích lúa xuân trà chính vụ để kịp thời thu hoạch khi lúa đủ độ chín.

Nông dân huyện Lương Sơn thường xuyên kiểm tra diện tích lúa xuân trà chính vụ để kịp thời thu hoạch khi lúa đủ độ chín.

(HBĐT) - Cuối tháng 5 đến hết tháng 6 là thời điểm thời tiết có những diễn biến bất lợi như nắng nóng, mưa đá, giông, lốc, bão… Trong khi đó, đây lại là thời điểm quan trọng của sản xuất trồng trọt vụ chiêm - xuân. Chính vì vậy, các địa phương đang chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất trồng trọt.

 

Đến nay, gần 80% diện tích lúa chiêm - xuân của tỉnh đang giai đoạn trỗ và sẽ cơ bản trỗ bông xong đến ngày 20/5/2015. Cùng với lúa, cây ngô cũng phổ biến trong giai đoạn trỗ cờ - chín sữa, nhiều cây màu khác đang giai đoạn ra hoa, đậu quả và bắt đầu cho thu hoạch. Đây là thời kỳ xung yếu của lúa và các cây màu vụ chiêm - xuân, rất dễ chịu tác động bất lợi của sâu bệnh và thời tiết.

 

Trong khi đó, tình hình thời tiết trong các tháng cao điểm mùa mưa bão (chủ yếu từ tháng 4 - 6) năm nay được dự báo là phức tạp hơn cùng kỳ nhiều năm trước. Đặc biệt, thời tiết từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6 được cảnh báo là có nhiều diễn biến bất lợi cho sản xuất trồng trọt như nắng nóng gay gắt kéo dài, mưa to thậm chí mưa đá, dông, lốc, bão… Tình hình thời tiết, khí hậu cực đoan sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển giai đoạn cuối của các loại cây trồng, ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng cây trồng vụ chiêm xuân.

 

Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, sản xuất trồng trọt của huyện Kim Bôi đang chịu ảnh hưởng nhất định bởi tình hình thời tiết đặc trưng của cao điểm mùa mưa bão: ban ngày trời nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông. Hiện nay, diện tích lúa xuân chính vụ trên địa bàn huyện đang giai đoạn trỗ bông – chín sữa, dự kiến đến đầu tháng 6 bắt đầu cho thu hoạch và cho thu hoạch rộ từ giữa đến cuối tháng 6. Vụ này, toàn huyện Kim Bôi trồng khoảng 2.063 ha ngô, đến nay ngô xuân trà sớm đang phun râu – chín sữa, ngô chính vụ xoáy nõn – trỗ cờ, trà muộn 3-5 lá. Được biết, trong vụ xuân năm trước, toàn huyện Kim Bôi đã có gần 640 ha ngô bị mất trắng do các đợt mưa lốc mạnh cuối tháng 4/2014 và giữa tháng 5/2014 kéo theo năng suất ngô bình quân toàn vụ giảm xuống còn 42,5 tạ/ha, đạt 82% KH, chỉ bằng 83,1% so với cùng kỳ.

 

Theo phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, rút kinh nghiệm vụ xuân năm trước, năm nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng tránh thiên tai đối với sản xuất, trồng trọt. Cụ thể, các biện pháp được áp dụng phổ biến là: gia cố hệ thống cọc chống, dây chằng ở các vườn trồng cây họ bầu bí; gia cố dây chằng, khung đỡ cho các vườn cây ăn quả có múi giai đoạn kinh doanh; vun cao đất cho diện tích trồng mía và ngô… nhằm hạn chế gãy, đổ do giông, lốc. Đặc biệt, UBND huyện Kim Bôi đang quyết liệt chỉ đạo các địa bàn cần kịp thời thu hoạch diện tích lúa và cây màu đã đủ độ chín theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, bão, lũ, dông, lốc gây ra.

 

Trên phạm vi toàn tỉnh, theo thông tin từ Sở NN&PTNT, đến nay một số huyện như Lạc Thủy, Lương Sơn, Kỳ Sơn đã bắt đầu thu hoạch lúa chiêm - xuân. Đến khoảng ngày 20/5, cơ bản toàn bộ diện tích lúa xuân sẽ trỗ bông và bắt đầu cho thu hoạch. Đến đầu tháng 6, nhiều cây màu trong vụ sẽ vào giai đoạn đậu quả và bắt đầu cho thu hoạch. Đây là thời kỳ xung yếu, các loại cây trồng rất dễ chịu tác động bất lợi của thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa dông, bão, lốc… Chính vì vậy, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất trồng trọt, Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai đối với sản xuất trồng trọt. Trong điều kiện diễn biến thời tiết cuối vụ xuân thường xảy ra mưa giông lớn và kéo dài, nông dân toàn tỉnh cần tích cực thu hoạch nhanh gọn lúa chiêm xuân để bảo toàn thành quả sản xuất trước các yếu tố khách quan. Khi thu hoạch lúa, cần chú ý gặt sát gốc để rạ phân hủy nhanh, làm đất được ngấu. Khi đã thu hoạch xong, cần khẩn trương làm đất, chuẩn bị các loại giống gieo trồng. Có như vậy mới đảm bảo được kế hoạch sản xuất vụ mùa sắp tới.

 

Được biết theo lịch thời vụ, đến cuối tháng 6 này, nông dân trong tỉnh sẽ bắt đầu gieo mạ trà mùa sớm, phấn đấu trong tháng 7 sẽ cấy lúa chính vụ và đến ngày 20/7 sẽ cơ bản kết thúc thời vụ gieo trồng vụ hè thu 2015./.

 

                                                                                

 

                                                                       Thu Trang

           

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục