Ngầm Hùng Sơn, xã Tân Vinh, Lương Sơn được đầu tư, nâng cấp nên đến nay đã cơ bản chống lũ, chống tràn theo mực nước thiết kế đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai xảy ra.

Ngầm Hùng Sơn, xã Tân Vinh, Lương Sơn được đầu tư, nâng cấp nên đến nay đã cơ bản chống lũ, chống tràn theo mực nước thiết kế đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai xảy ra.

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn thuộc địa bàn vùng núi nên mùa mưa, bão thường đến sớm và kết thúc muộn, lượng mưa hàng năm rất lớn, thời gian mưa kéo dài nhiều ngày ở đầu nguồn nên thường xảy ra lũ lớn kéo theo lốc xoáy, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Đặc biệt là khu vực phía bắc của huyện thường xảy ra lũ quét, ngập úng cục bộ ở một số con suối chảy qua các xã Lâm Sơn, Trường Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch, thị trấn Lương Sơn, Cao Răm, Cao Thắng, Thanh Lương…

 

Toàn huyện có hai tuyến đê sông cấp 4 là tuyến đê Thanh Lương dài 4,8 km và tuyến đê Xuân Dương dài 1,2 km thuộc xã Thanh Lương. Hai tuyến đê đều nằm trên nền đất yếu, dọc sát ở chân đê có nhiều ruộng lầy, sụt, lòng suối cũ và ao hồ…đắp đất thân đê bằng thủ công. Ngoài ra, có hai công trình kè chắn lũ bảo vệ KDC hai bên bờ kè và vùng lân cận là kè chống sạt lở, ổn định dân cư khu vực chợ Bến và kè sông Bùi. Ngoài ra có 19 hồ chứa và 3 sông nhiều suối nhỏ, ao, hồ, đập thuỷ lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Thực hiện công tác phòng, chống thiên tai với phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần phát triển ổn định, bền vững KT- XH trong năm 2015. Hiện, Ban chỉ huy phòng - chống thiên tai đã chủ động vật tư tại kho dự trữ của huyện với 1500 bao tải, 100 phao cứu hộ; 130 áo phao cứu hộ, 180 rọ thép; quốc 8; xẻng 13; bộ nhà bạt; cuộn dây thừng 1. Vật tư đặt tại kho dự trữ các xã, tại kho xã Thanh Lương 200 rọ thép, 10 áo phao, 5 phao cứu sinh, kho tại Xã Cao Thắng 100 rọ thép, kho tại xã Long Sơn 100 rọ thép.

 

Ngay từ đầu năm, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, hướng dẫn các xã, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, LLVT trên địa bàn xây dựng phương án phòng, chống thiên tai của đơn vị mình, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức, đoàn thể có kế hoạch tu sửa chằng, chống nhà cửa, công trình công cộng. Lấy phương châm phòng là chính và có kế hoạch khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân sau thiên tai. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện được kiện toàn đủ về số lượng và chất lượng để điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện năm 2015. Căn cứ vào vị trí địa lý, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện xác định 4 cụm dân cư, mỗi cụm gồm 5 xã và phân công lãnh đạo phụ trách các cụm, phụ trách xã, thị trấn về công tác phòng, chống thiên tai.      

 

Theo lãnh đạo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, công tác này phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại người, tài sản do thiên tai gây ra. Tiếp tục nâng cao năng lực của các cấp, ngành trong xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến nhân dân. Ban chỉ huy phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã đưa ra một số tình huống thiên tai như sạt lở đất, lũ cục bộ, bão mạnh, siêu mạnh, áp thấp nhiệt đới và đưa ra biện pháp xử lý sự cố.

 

Đồng thời, rà soát, xác định những khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn nhất của mưa bão, thiên tai trên địa bàn. Xây dựng phương án, chủ động sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm (ven sông, địa hình trũng, thấp, nơi có nguy cơ sạt lở đất, khu vực chịu tác động của lũ rừng ngang…) trước khi thiên tai xảy ra; tổ chức dự trữ lương thực, thuốc men, cây, con giống, hàng hóa, vật tư thiết yếu để sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, lụt, bão.

 

 

 

                                                                      Đinh Thắng 

 

Các tin khác


Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục