Cán bộ Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoà Bình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống cây lâm nghiệp.

Cán bộ Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoà Bình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống cây lâm nghiệp.

(HBĐT) - Những năm qua, công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Các cấp, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu xây dựng đề tài, chương trình phát triển công nghệ sinh học, ứng dụng kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học…

 

Đáng kể là trong sản xuất giống cây, con bằng công nghệ lai tạo, sản xuất phân hữu cơ vi sinh trong nông nghiệp, bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu quý hiếm, xử lý môi  trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản bằng các chế phẩm vi sinh, đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm Arsen, thuỷ ngân, các chất phóng xạ và khai thác khoáng sản trong sản xuất, đời sống…

 

Nổi bật trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp việc ứng dụng công nghệ sinh học đã mang lại hiệu quả tích cực. Nhờ áp dụng KH-KT sử dụng công nghệ sinh học trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất, nhiều giống nông sản cũ được thay thế bằng các giống mới đạt năng suất cao, bảo tồn và phát huy quỹ gen các giống vật nuôi đặc sản bản địa. Trong những năm qua có 60 đề tài, dự án, hàng trăm mô hình được triển khai thực hiện, qua đó tuyển chọn hàng trăm giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản đưa vào cơ cấu sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, thúc đẩy nhanh tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đó là giống lúa chịu lạnh, chịu hạn chất lượng cao, các giống cây ăn quả ôn đới, phát triển cây, con đặc sản địa phương, trồng bưởi da xanh, bưởi diễn… Điển hình như lựa chọn được tập đoàn giống mía chín sớm, chín trung bình, chín muộn giúp công ty mía đường Hoà Bình đảm bảo nguyên liệu để sản xuất trong 6 tháng/năm; góp phần tạo ra vùng cam Cao Phong diện tích trên 1.000 ha với 7 giống cam thu hoạch rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau; đưa vào trồng thử nghiệm và hình thành vùng sản xuất cây su su tại huyện Tân Lạc với 60-80ha, doanh thu hàng năm đạt 18-20 tỉ đồng; sản xuất được giống lúa thuần MĐ1 phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, đảm bảo cung ứng giống cho toàn tỉnh; ứng dụng nuôi cấy mô tế bào tạo giống cây sạch bệnh, cho năng suất, chất lượng cao như chuối tiêu hồng, mía, khoai sọ; hình thành và phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Đà với các loại cá đặc sản như cá bỗng, trăm đen, cá lăng…; bảo tồn và phát triển quỹ gen các giống vật nuôi đặc sản bản địa như gà ri Lạc Sơn, gà Lạc Thuỷ, lợn bản địa, trâu ngố Tân Lạc… Tại các địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu từ việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như thay thế giống lúa bản địa bằng giống lúa DDB8, giống lúa lai nhị ưu 838, Thái Bình ở các xã của huyện Mai Châu; thử nghiệm trồng giống lúa mới như khang dân đột biến, BC 15, TBR1, TBR27... tại huyện Lạc Sơn; ứng dụng, điều chế các chế phẩm sinh học, điều chế các dung dịch từ thảo mộc và phòng trừ sâu bệnh hại rau ở các xã Dân Chủ, Hoà Bình, Yên Mông, phường Thái Bình, chế phầm nấm xanh trong phòng trừ bọ hung hại mía ở xã Yên Mông, Thống Nhất… của thành phố Hoà Bình.

 

Ngoài ra, trong lĩnh vực y dược cũng hết sức chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác y học dự phòng, điều chế thuốc và khám, chữa bệnh, góp phần giảm nhập khẩu, từng bước tự túc các nguyên liệu làm thuốc tại địa phương. Hiện một số cơ sở y tế của tỉnh đã thành lập khoa vi sinh phục vụ công tác nuôi cấy và phân lập vi khuẩn làm kháng sinh đồ, áp dụng đưa liệu pháp công nghệ gen, công nghệ tế bào vào điều trị các bệnh hiểm nghèo và sử dụng vi sinh vật tái tổ hợp để sản xuất kháng sinh, vi ta min và axit amin. Triển khai xét nghiệm chẩn đoán HbSAg, HIV, xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán ung thư sớm ứng dụng trong việc điều trị cho người bệnh. Các cơ sở y tế tuyến huyện, thành phố đã ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh phổ biến như viêm gan B, viêm gan C, lao, sốt xuất huyết… Công nghệ sinh học cũng mang lại những hiệu quả thiết thực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong 10 năm trở lại đây, lĩnh vực này có 15 đề tài được triển khai với kinh phí thực hiện 4,9 tỉ đồng. Các địa phương trong tỉnh đã triển khai ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải từ chăn nuôi thành khí sinh học (biogas) làm chất đốt bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ men vi sinh xử lý nước thải tại các bệnh viện, áp dụng biện pháp sinh học tổng hợp phòng trừ dịch hại (IPM) trong nông nghiệp để hạn chế sử dụng hoá chất độc hại, triển khai dùng chế phầm E.M để khử mùi hôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến phân hữu cơ phục vụ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp.

 

 

 

                                                                                     Vũ Hà

 

 

 

Các tin khác


Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục