Tỉnh Hòa Bình nỗ lực thực hiện các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Ảnh: Sông Bôi, Lạc Thủy nằm trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy luôn được kiểm soát chất lượng nước không bị ô nhiễm.

Tỉnh Hòa Bình nỗ lực thực hiện các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Ảnh: Sông Bôi, Lạc Thủy nằm trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy luôn được kiểm soát chất lượng nước không bị ô nhiễm.

(HBĐT) - Giải quyết vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là vấn đề lớn, liên vùng, liên ngành; là nhiệm vụ của cả 6 tỉnh, thành phố trên lưu vực, đòi hỏi có sự chỉ đạo chặt chẽ và hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, các bộ, ngành cũng như sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn lưu vực. Lấy phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường là chính, kết hợp với từng bước xử lý, khắc phục có hiệu quả những điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên lưu vực, thông qua nhiều hình thức và các giải pháp phù hợp, khả thi.

 

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy với tổng diện tích tự nhiên khoảng 7.388 km2, thuộc địa phận 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình có vị trí đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng. Trung bình mỗi ngày, lưu vực sông tiếp nhận trên 2,55 triệu m3 nước thải từ trồng trọt và chăn nuôi; 610 nghìn m3 nước thải sinh hoạt; 636 nghìn m3 nước thải công nghiệp và trên 15 nghìn m3 nước thải bệnh viện... Với chế độ thủy văn đặc thù, lưu vực sông đang ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. 

Từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, các tỉnh, thành phố trong lưu vực sông đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm. Trong giai đoạn 2011-  2015, ủy ban BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các tỉnh, thành phố trong lưu vực sông đã phối hợp triển khai các vấn đề môi trường một cách đồng bộ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác BVMT của các cấp và cộng đồng xã hội. Mục tiêu phòng, chống tình trạng suy thoái nguồn nước được thực hiện thông qua các hoạt động BVMT đã được thực hiện tích cực trong thời gian qua. Điều này thể hiện chất lượng nước sông Nhuệ - sông Đáy được duy trì và đã có những cải thiện bước đầu. Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng hiện có 3 tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch và 2 tỉnh đang triển khai xây dựng. Việc phân cấp quản lý cho tỉnh và huyện tại các địa phương vẫn đang được triển khai.  

Trong giai đoạn 2011 - 2015, các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều chính sách, quy định về tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Công tác xử lý nước thải đô thị đề ra mục tiêu 90% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Các địa phương đều mới bắt đầu triển khai xây dựng, vận hành. Trên toàn lưu vực, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất mới đạt 65%. Hiện, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc xã hội hóa thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn vẫn chưa được nhân rộng, mới chỉ dừng lại ở các đô thị lớn. Trong giai đoạn 2011 - 2015, môi trường nước sông trên lưu vực đã được duy trì, từng bước được kiểm soát. Chỉ số chất lượng nước sông tại các điểm quan trắc có diễn biến tương đồng qua các năm. Hệ thống cơ chế, chính sách trong công tác BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được bổ sung và hoàn thiện từ T.ư và địa phương. Các nhiệm vụ và dự án đã được bổ sung và đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý và xử lý các vấn đề ô nhiễm trên lưu vực. Các nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, KCN đã được thống kê sơ bộ và bước đầu được kiểm soát. 

Theo ủy ban BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, định hướng chung đến năm 2020: Hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường và chất lượng nước các dòng sông, tạo hệ thống dòng chảy ổn định, bảo vệ các công trình thuỷ lợi an toàn, bền vững; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; thiết lập mô hình quản lý môi trường lưu vực phù hợp để khai thác, sử dụng bền vững, duy trì cân bằng nguồn nước, BVMT và cảnh quan sinh thái, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển KT-XH trên toàn lưu vực.

 

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục