Hệ thống đường GTNT xã Địch Giáo (Tân Lạc) được kiên cố đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá.

Hệ thống đường GTNT xã Địch Giáo (Tân Lạc) được kiên cố đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá.

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Tân Lạc chú trọng xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, góp phần phát triển KT-XH và phục vụ đời sống dân sinh.

 

Địch Giáo là xã điểm NTM của huyện, là một trong những xã điển hình về phong trào làm GTNT, trong đó, điều đáng ghi nhận là sự tham gia rất tích cực của người dân. Đồng chí Bùi Văn Đình, Chủ tịch UBND xã Địch Giáo cho biết: Xác định giao thông là tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng NTM nên xã đã chỉ đạo sát sao, tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước và đóng góp của người dân để từng bước nâng cao hệ thống giao thông, phục vụ phát triển KT-XH và đời sống người dân. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhân dân đóng góp ngày công lao động, hiến đất xây dựng các công trình hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại, nổi bật là đầu tư phát triển GTNT. Các tuyến đường liên thôn, trục xã, nội đồng đã thực hiện hoàn thành theo yêu cầu của tiêu chí, đảm bảo theo quy định của Bộ GT-VT. Minh chứng cho kết quả huy động mọi nguồn lực xã hội xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn. Đường trục xã, liên xã dài 13,12 km, trong đó, cứng hoá đạt 100% vào năm 2014; đường trục xóm, liên xóm dài 7,2 km đã cứng hoá được 6 km; 100% đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng được cứng hoá trên 50%. Tổng kinh phí cho thực hiện xây mới, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông của xã trong 5 năm (2011-2015) 14,3 tỷ đồng trong đó, ngân sách địa phương trên 11 tỷ đồng, nguồn xây dựng  NTM 200 triệu đồng; nhân dân đóng góp ngày công lao động gần 3 tỷ đồng, chưa kể hiến đất và hoa màu.

 

Theo thống kê, hệ thống GTNT toàn huyện có hơn 610 km, những tuyến đường đất lầy lội đã được cứng hóa, trong đó, tỷ lệ đường nhựa và bê tông xi măng đường trục xã, liên xã đạt trên 15%, đường trục xóm, liên xóm được cứng hoá trên 53%; đường nội đồng cứng hoá đạt trên 14%, đặc biệt, tất cả các tuyến đường đến trung tâm xã đều được cứng hóa. Có được điều này là do huyện đã phát huy nội lực tại chỗ, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động sức mạnh toàn xã hội chung tay làm GTNT từ huyện đến xã, xóm. Trong chương trình xây dựng NTM, huyện Tân Lạc xác định giao thông là một tiêu chí quan trọng nên bên cạnh đầu tư của Nhà nước, địa phương cũng kêu gọi người dân các xã và doanh nghiệp trên địa bàn chung sức xây dựng GTNT. Cụ thể, toàn huyện đã vận động được 7.121 hộ dân hiến  198,130 ha đất các loại để làm đường GTNT và các công trình hạ tầng thiết yếu. Mặc dù vậy, qua đánh giá, đến nay, trên địa bàn huyện Tân Lạc mới có 3/23 xã đạt tiêu chí giao thông là Địch Giáo, Tử Nê và Phong Phú. Nguồn vốn đầu tư hạn hẹp chính là yếu tố khiến tiêu chí phát triển GTNT đạt thấp. Mặc dù đã có cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng NTM, tuy nhiên, khi được triển khai tại các xã trên địa bàn lại gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do đặc thù là huyện miền núi, thu nhập của người dân còn thấp nên cơ chế hỗ trợ kêu gọi nguồn lực, vốn vận động trong dân cư không nhiều so với khối lượng cần thực hiện. Trong khi nguồn kinh phí dành cho xây dựng GTNT lại rất lớn. Nguồn lực huy động từ nhân dân chủ yếu là sức dân tham gia ngày công lao động. Việc khai thác vật liệu như đá, cát, sỏi và vật liệu khác để cải thiện mặt đường và các công trình nhỏ khối lượng không đáng kể.

 

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Tiêu chí giao thông có thể coi là tiêu chí “xương sống” tạo tiền đề phát triển KT-XH để triển khai và hoàn thành các tiêu chí khác. Xây dựng NTM là một chương trình hợp lòng dân, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tham gia thực hiện. Hàng năm, cấp ủy chính quyền các cấp đều có kế hoạch giao chỉ tiêu xây dựng, phát triển đường thôn, xóm bằng nhiều nguồn vốn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Người dân hiến đất làm đường, đóng góp công sức xây dựng những con đường liên thôn, liên xã. Do đó, trong thời gian tới, để phát triển GTNT bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện tập trung huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời tuyên truyền, vận động sâu rộng để người dân phát huy tốt vai trò chủ thể của mình trong lộ trình xây dựng NTM.

                                                                                

 

                                                                        Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục