Chi nhánh Công ty Hoàng Long đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng thêm lò đốt xử lý rác ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Chi nhánh Công ty Hoàng Long đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng thêm lò đốt xử lý rác ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Kể từ ngày khu xử lý rác thải tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tiếp nhận lượng rác thải của TP Hòa Bình do đóng cửa bãi rác dốc Búng đã làm khu xử lý rác của Công ty Hoàng Long quá tải so với năng lực thiết kế nhiều lần, bắt đầu phát sinh ô nhiễm môi trường trong khu vực. Có thời điểm, lượng rác tồn đọng tại đây lên tới hàng nghìn tấn. Rác không được xử lý kịp thời phát sinh nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khu vực. Xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải không chỉ với Lương Sơn.

 

Để giải quyết vấn đề này, Công ty Hoàng Long đã đầu tư 10 tỷ đồng để hoàn thiện nâng cấp lò đốt xử lý rác thải, hoạt động được 2 tháng nay. Hiện tại, Công ty có 2 lò đốt. Lò 1 công suất 1,2 tấn/giờ, tương đương 40 tấn /ngày. Lò 2, công suất 5 tấn/giờ, tương đương 110-120 tấn/ngày. Hiện, Công ty xử lý rác thải cho thị trấn Lương Sơn và xã Lâm Sơn khoảng 10 tấn/ ngày. Ngoài ra, từ tháng 1-6/2016, Công ty Hoàng Long đã ký hợp đồng với UBND huyện Kỳ Sơn thu gom và xử lý rác cho 4 xã, thị trấn dọc QL 6 của huyện Kỳ Sơn với tổng lượng rác khoảng 10 tấn/ngày.  Cộng với lượng rác từ TP Hòa Bình khoảng 60 tấn/ngày, Công ty Hoàng Long đã tăng thời gian hoạt động 24/24h của hệ thống xử lý rác thải nhằm xử lý dứt điểm khối lượng rác tồn đọng tại Chi nhánh công ty; phân loại rác để giảm số lượng rác phải xử lý. Hiện Công ty xử lý khoảng 70-80 tấn rác/ngày. Từ ngày đầu tư thêm dây chuyền xử lý rác thải, Công ty đã từng bước giải quyết lượng rác tồn đọng do vượt quá công suất. Theo tính toán lượng rác tồn đọng còn khoảng 1.800-2.000 tấn, mất khoảng 2 tháng nữa mới xử lý xong.  

Hiện nay, xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải của các địa phương. Riêng đối với Lương Sơn, lượng rác được xử lý tại cơ sở của Công ty Hoàng Long chỉ của thị trấn và xã Lâm Sơn, còn lại các xã khác phát sinh lượng rác lớn tuy nhiên, chủ yếu xử lý tại chỗ. ông Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Long cho biết: Với công suất như hiện tại, Công ty có thể đảm nhận xử lý rác thải nhiều hơn nữa. Thế nhưng doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì càng làm có nguy cơ càng lỗ vốn. Ngoài thành phố Hòa Bình trả tiền xử lý rác theo hợp đồng, Lương Sơn và Kỳ Sơn đều khó khăn. Công ty lỗ mỗi nơi cỡ 100 triệu đồng/tháng. Riêng huyện Lương Sơn nợ tiền xử lý rác cộng dồn đã lên tới gần 2 tỷ đồng. Qua 5 năm hoạt động Công ty đã đầu tư xấp xỉ 30 tỷ đồng và lĩnh vực môi trường khó đem lại hiệu quả. Do hoạt động đa ngành để bù đắp vào hoạt động thu gom và xử lý rác thải nên Hoàng Long vẫn tồn tại. Ngân sách Nhà nước khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường cũng khó khăn. Đây cũng chính là lý do công ty không dám mạo hiểm mở rộng địa bàn tiếp nhận xử lý rác của các xã khác và vùng nam Lương Sơn. Hiện nay cùng với việc đẩy nhanh tiến độ xử lý rác thải, Công ty chú trọng các biện pháp bảo đảm môi trường như trồng cây xanh, tạo hồ điều hòa, lắp đặt hệ thống mái che để đề phòng ô nhiễm đất, nguồn nước. 

ông Đinh Tiến Dũng cho biết thêm: HĐND tỉnh phê duyệt mức phí thu gom rác thải tối đa 5.000 đồng/khẩu, do ngân sách khó khăn hiện đang ở mức trung bình 2.000-3.000 đồng/khẩu/tháng và cũng chưa bóc tách các đơn vị, doanh nghiệp có hàng trăm, hàng nghìn công nhân, lượng rác thải phát sinh lớn, cao nhất đóng từ 140.000-150.000 đồng/đơn vị. Các nhà hàng cũng chỉ đóng 20.000 - 30.000 đồng/tháng.   

Để khuyến khích các doanh nghiệp ở lĩnh vực môi trường giải quyết những bức xúc trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải với điều kiện ngân sách eo hẹp, tỉnh nên xem xét, nghiên cứu nâng mức phí đóng góp của đơn vị và hộ gia đình trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải phân bổ cho ngân sách các địa phương. Nếu điều chỉnh mức phí và phân bổ cho ngân sách do chính quyền các huyện, thành phố thu, sau đó ký hợp đồng với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác, chắc chắn sẽ gỡ khó cho doanh nghiệp và mang lại hiệu quả giải quyết vấn đề rác thải của các địa phương.

 

 

                                                                              Lê Chung 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hang Hòa Hương. (Ảnh: đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh cung cấp)
Luật sư và cán bộ Sở TN &MT tư vấn trực tiếp về Luật Đất đai  cho người dân xã Tu Lý (Đà Bắc).

Lũ lụt gây thiệt hại nặng tại Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a

Theo Tân Hoa xã, ngày 20-6, giới chức Trung Quốc cho biết, ít nhất 16 người chết do mưa bão gây lũ lụt nghiêm trọng ở vùng trung và hạ du sông Trường Giang trong ba ngày qua. Lũ lụt làm ảnh hưởng cuộc sống hơn 1,5 triệu người. Tại Trùng Khánh, phía tây-nam Trung Quốc, mưa lớn gây lụt lội làm năm người chết và hơn 1.000 người mất nhà cửa.

Xác định các trọng điểm ngập lụt và sạt lở trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Mặc dù mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm nhưng theo dự báo, lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ từ tháng 6 đến tháng 8 sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 15%. Do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ, hiện tượng lũ lụt và sạt lở có khả năng xảy ra nhiều hơn so với năm 2015. Chính vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng các phương án phòng - chống thiên tai, xác định rõ các trọng điểm ngập lụt và sạt lở để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 47, ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về phòng cháy, chữa cháy

(HBĐT) - Ngày 18/6, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 1634 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Chỉ thị số 47, ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại đầu cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố.

Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học

(HBĐT) - Về hoạt động nghiên cứu khoa học: Từ năm 2000 - 2010, 30 đề tài cấp Nhà nước (10 đề tài về y tế, 13 đề tài môi trường, 7 đề tài chính sách xã hội) đã được triển khai nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu, các dự án khảo sát điều tra đánh giá ô nhiễm chất độc da cam (CĐDC)/dioxin ở các vùng bị phun rải nhiều trong chiến tranh, ở các căn cứ quân sự cũ, nơi tập kết, lưu giữ, pha chế, đổ thải chất độc hoá học (CĐHH) cũng được triển khai và đạt được nhiều kết quả.

Đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Để đảm bảo an toàn lưới điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nhất là tránh thất thoát điện năng, những tai nạn đáng tiếc do mất an toàn lưới điện gây ra trong mùa mưa bão, ngay từ đầu năm, Điện lực Cao Phong đã triển khai giải pháp chủ động phòng - chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong mùa mưa bão.

Tăng cường tuyên truyền phòng tránh thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc luôn hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Trong 2 năm (2014 - 2015), dù thời tiết diễn biến không quá phức tạp nhưng đã gây thiệt hại nhiều tỷ đồng mỗi năm. Đầu năm 2016, đợt rét đậm, rét hại lấy đi của người nông dân hàng trăm con gia súc và gần 1,3 tấn lúa giống khiến người dân khó khăn. Tiếp đến mới bước vào mùa hạ (từ tháng 4 đến nay), Đà Bắc hứng chịu hậu quả nặng nề của thiên tai với tổng giá trị thiệt hại lên tới 3,3 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục