(HBĐT) - Thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Ngoài các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như trước đây, Điều 115, BLLĐ mới bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi chết. Trường hợp này NLĐ cũng được nghỉ 3 ngày như trường hợp bố đẻ, mẹ đẻ hay bố - mẹ chồng, bố - mẹ vợ chết.

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do 

Điều 35, BLLĐ năm 2019 cho phép NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do, chỉ cần báo trước 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn, 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.

Thậm chí, trong một số trường hợp, NLĐ còn được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước, như: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc, hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc; đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

Đồng thời, NLĐ cũng được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của mình khi chấm dứt HĐLĐ; các chi phí của việc cung cấp do người sử dụng lao động chi trả...

Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương

BLLĐ mới quy định: Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp. Nội dung này không được quy định tại BLLĐ năm 2012. 

Người sử dụng lao động phải trả phí mở tài khoản khi trả lương qua ngân hàng

BLLĐ năm 2012 quy định, khi trả lương qua tài khoản ngân hàng, người sử dụng lao động và NLĐ thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản. Tại BLLĐ năm 2019 quy định việc trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản và phí chuyển tiền là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động.

Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty

BLLĐ mới quy định người sử dụng lao động không được hạn chế, hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ. Đặc biệt, không được ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động, hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
­Người lao động có thể được thưởng không chỉ bằng tiền

BLLĐ năm 2019 quy định về "thưởng” thay vì "tiền thưởng” như BLLĐ năm 2012. Theo đó, khái niệm thưởng cho NLĐ cũng được mở rộng, có thể là tiền hoặc tài sản, hoặc bằng các hình thức khác căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.

Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp

Điều 93, BLLĐ năm 2019 quy định, doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trên cơ sở thương lượng, thoả thuận với NLĐ.

Tiền lương trả cho NLĐ là số tiền để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho người lao động khi trả lương

Nhằm minh bạch tiền lương của NLĐ, BLLĐ mới yêu cầu mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương NLĐ, trong đó ghi rõ: tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)…

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần

Thay vì tổ chức định kỳ 3 tháng/lần như trước, tại khoản 1, Điều 63, BLLĐ năm 2019 đã nâng thời gian tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc lên 1 năm/lần; đồng thời, bổ sung thêm một số trường hợp người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại, như vì lý do kinh tế mà nhiều NLĐ có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc; khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động...


Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục