(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.


Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ trên sông Đà.

Thủy điện Hòa Bình (TĐHB) - công trình thế kỷ do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979 tại TP Hoà Bình. Nơi những chuyên gia của Liên Xô cùng hàng vạn kỹ sư, công nhân khắp mọi miền Tổ quốc có những năm tháng không thể nào quên, với sự quyết tâm, khát khao cháy bỏng mong muốn làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà. Trên công trường quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó, cao điểm có đến 4 vạn công nhân làm việc. Dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu điện, thiếu nước, công việc vất vả, hiểm nguy, nhưng nhiệt huyết của tuổi trẻ lao động đã thúc giục những bàn tay, khối óc của các kỹ sư, công nhân biến dòng sông thành nguồn điện sáng. Mọi người không quản khó khăn, gian khổ, hăng say lao động tới 3 ca, 4 kíp, trắng đêm "vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”. Những khẩu hiệu lao động giờ đây đã trở thành huyền thoại như "Cao độ 81 hay là chết” đã thể hiện tinh thần làm việc khẩn trương, hăng say, vượt khó của thế hệ trẻ trên công trường.

Ròng rã hơn 5.000 ngày đêm miệt mài lao động, sáng tạo của các kỹ sư, công nhân, công trình TĐHB chính thức hòa lưới tổ máy số 1 vào cuối năm 1988, cuối năm 1994 hoàn thành toàn bộ công trình với 8 tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.920 MW. 

Sau hơn 30 năm vận hành, đến năm 2021, nhà máy đã cung cấp cho đất nước tổng sản lượng trên 250 tỷ kWh, hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước của tỉnh hơn 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TĐHB tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc chống lũ, bảo đảm an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

TĐHB còn phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt.

Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, TĐHB đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 (khi hồ chứa đã đầy) lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ. 

TĐHB còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng, tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác. Lượng nước xả từ hồ Hòa Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ chiếm 65 - 70% tổng lượng xả từ tất cả hồ thủy điện lớn ở phía Bắc, giúp các phương tiện thủy trên sông Đà và sông Hồng lưu thông dễ dàng.

Theo đồng chí Phạm Văn Vương, Phó Giám đốc Công ty TĐHB, Nhà máy TĐHB là công trình thủy điện lớn thứ hai ở Việt Nam và cũng là một trong những công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều năm liên tục là nguồn điện chủ lực của hệ thống điện quốc gia, đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện quốc gia, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Để tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá của các hồ thuỷ điện trên thượng nguồn, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước, đầu năm 2021, dự án Nhà máy TĐHB mở rộng chính thức được khởi công, xây dựng thêm 2 tổ máy công suất 240 MB, nâng tổng công suất Nhà máy TĐHB lên 2.400 MB, bằng công suất thủy điện Sơn La.

Dự án Nhà máy TĐHB mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư hơn 9.220 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án đang được liên doanh các nhà thầu triển khai đồng bộ các hạng mục, mục tiêu đưa tổ máy số 1 phát điện vào quý II/2024; tổ máy số 2 phát điện và hoàn thành công trình vào quý IV/2024. Sản lượng phát điện bình quân 488,3 triệu kWh/năm.

Có thể nói, Nhà máy TĐHB giai đoạn 2 là sự kế thừa, phát huy sáng tạo của thế hệ hôm nay tiếp nối những thế hệ đi trước trong việc tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Hồng Trung

Các tin khác


Những bước chuyển biến mạnh mẽ của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015

(HBĐT) - Giai đoạn này, tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao đủ sức cạnh tranh, chú trọng phát triển sản phẩm có giá trị cao. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng tỉnh Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng Thủ đô. Cải cách hành chính của tỉnh đã thu được kết quả tích cực…

Những bước phát triển KT-XH tỉnh từ năm 1991 – 2011

(HBĐT) - Tháng 10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập. Đây cũng là thời kỳ Hòa Bình chính thức triển khai mạnh mẽ đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng đề ra, được thúc đẩy bởi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và đường lối phát triển KT-XH đất nước.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử: Những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh

 (HBĐT) - Tổng kết quả quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh rút ra một số bài học kinh nghiệm là:

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Đảng bộ tỉnh - những bước phát triển từ khi tái lập tỉnh đến nay Ngày 1/10/1991, tỉnh Hoà Bình chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Đây là giai đoạn tỉnh Hoà Bình tái lập, đẩy mạnh phát triển KT-XH, từng bước ổn định, nâng cao đời sống Nhân dân.

Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1976 – 1991

Sau khi miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa V, kỳ họp thứ 2 đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục