(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU để thực hiện.


 

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp Lương Sơn sản xuất – kinh doanh hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

 

Quan điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là: Phát triển công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển chiều rộng và chiều sâu; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, lao động; chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn với bảo vệ môi trường và phòng, chống biến đổi khí hậu. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giảm dần và loại bỏ công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nhằm tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Coi công nghiệp là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế; tập trung thu hút phát triển các ngành công nghiệp: Công nghệ cao, chế tạo, hỗ trợ, vật liệu xây dựng... Chủ yếu dựa trên nguồn lực xã hội hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI và đầu tư trong nước; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chiều sâu, hướng đến phát triển công nghiệp bền vững. Tầm nhìn đến năm 2045 trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hiện đại.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt trên 63%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 40%. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 48%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 10,5%/năm (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 12%/năm). Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trong tổng lao động đạt khoảng 30%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong các thành phần kinh tế đạt trên 75%. Hoàn thiện và khai thác hiệu quả 100% khu, cụm công nghiệp; phát triển một số doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Chương trình hành động đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, gồm: (1) Chính sách phân bố không gian, chuyển dịch cơ cấu và phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên. (2) Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp. (3) Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp và nguồn nhân lực công nghiệp. (4) Chính sách khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp. (5) Chính sách khai thác tài nguyên, khoáng sản và chính sách bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp. (6) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp.

 

P.V


Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục