(HBĐT) - Theo báo cáo về tình hình triển khai và giải ngân dự án đường vào khu công nghiệp (KCN) Yên Quang (TP Hòa Bình) do Ban Quản lý (BQL) các KCN tỉnh làm chủ đầu tư cho biết, vốn đầu tư công (ĐTC) được giao năm 2021 là 13 tỷ đồng, tiến độ giải ngân đến hết tháng 8 đạt 8,76 tỷ đồng, dự kiến năm 2021 sẽ vượt tiến độ giải ngân được giao (do khối lượng thi công được nghiệm thu đã vượt 16 tỷ đồng). Tuy nhiên, dự án đang gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), hiện mới giải phóng được khoảng 32,45% diện tích của dự án.

Do không có mặt bằng nên nhà thầu không thể triển khai thi công mặc dù máy móc, thiết bị, nhân công đã được tập kết, vì vậy gây lãng phí không hề nhỏ. Cũng chính vì không có mặt bằng thi công mà các chủ đầu tư (CĐT) như ngồi trên đống lửa bởi áp lực phải giải ngân theo tiến độ, hoặc nguy cơ bị điều chuyển vốn, cắt vốn, dừng triển khai, giãn tiến độ dự án và đối mặt với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng với nhà thầu.

Thực trạng thiếu mặt bằng thi công không chỉ tồn tại ở dự án này mà còn ở rất nhiều các dự án ĐTC đang triển khai trong toàn tỉnh, trong đó có những dự án do các BQL dự án của tỉnh làm CĐT. Lý giải điều này, nhiều CĐT là các BQL dự án tỉnh và một số địa phương cho biết, do quá trình quản lý đất đai trải qua nhiều thời kỳ với những thay đổi của hệ thống pháp luật, nên mỗi thửa đất có biến động khác nhau như về diện tích, loại đất, người sử dụng. Bên cạnh đó, có nhiều thửa đất do thiếu sự quản lý của chính quyền địa phương nên người sử dụng đất thực hiện chuyển nhượng, mua bán trao tay, thoả thuận miệng, dẫn đến tranh chấp khó quy chủ sử dụng để thực hiện thu hồi, bồi thường, tái định cư và GPMB. Một nguyên nhân không thể không nhắc tới đó là công tác phối hợp trong GPMB giữa các CĐT và chính quyền địa phương cấp huyện nhiều dự án còn hạn chế, thiếu sự quyết tâm, quyết liệt, nên vấn đề mặt bằng thi công luôn là những điểm nghẽn, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các dự án ĐTC chậm tiến độ.

Theo quy định của pháp luật thì dự án do bất kỳ cấp nào làm CĐT thì công tác GPMB đều phải là chính quyền địa phương nơi triển khai dự án chịu trách nhiệm chính tổ chức thực hiện, vì chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã là cấp chính quyền được pháp luật giao là cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về đất đai. Trên thực tế, những dự án có mặt bằng tốt cũng là chính quyền địa phương đã vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm và ngược lại, nơi vướng mắc mặt bằng thì cũng cho thấy địa phương nơi đó chưa làm hết trách nhiệm của mình.

Quy định là vậy, nhưng do công tác phối hợp kém hiệu quả, thay vì nhìn về một hướng để gỡ khó đẩy nhanh tiến độ dự án, nhiều nơi lại đổ lỗi do cơ chế và đề nghị phân cấp cho địa phương làm CĐT thay vì các BQL các dự án của tỉnh! Phải chăng ở đây đã xuất hiện tư tưởng "quyền anh, quyền tôi” hay có "lợi ích đặc biệt” nào trong vai trò CĐT?

Cùng với đó là trách nhiệm của các CĐT, các BQL các dự án của tỉnh trong việc chuẩn bị mặt bằng, tiến độ triển khai dự án cũng rất nặng nề trước các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư. Thực chất, những mâu mắc xảy ra có nguyên nhân từ các CĐT, các BQL dự án thiếu chủ động phối hợp, xác định chưa rõ trách nhiệm, thậm chí có CĐT còn phớt lờ tham vấn ý kiến của địa phương, nên không chỉ vướng mắc mặt bằng chậm được tháo gỡ, mà có không ít dự án sau khi hoàn thành đầu tư bàn giao cho địa phương quản lý, vận hành khai thác, phát sinh nhiều bất cập, kém hiệu quả, nhanh xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước và bức xúc trong Nhân dân.

Theo quan điểm và hiểu biết của Sổ tay người giám sát thì ĐTC đang được vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan. Mỗi cấp chính quyền, mỗi cấp ngân sách đều có nhiệm vụ của mình, trong đó có đầu tư phát triển, song mục tiêu chung là phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước và lợi ích của Nhân dân. Chính quyền địa phương nơi có dự án (dù bất kỳ cấp nào đầu tư) cần phải nhận thức đầy đủ, xác định dự án đầu tư là phục vụ cho phát triển của địa phương và chính người dân địa phương ở đó là người hưởng lợi đầu tiên. Vì lẽ đó, chính quyền các địa phương cần xác định ngay trách nhiệm của mình trong công tác quản lý đất đai, thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi, bồi thường, tái định cư và bàn giao mặt bằng cho dự án. Thay vì "lăn tăn” ai làm CĐT thì cần phối hợp chặt chẽ với các BQL các dự án trong công tác chuẩn bị mặt bằng và triển khai dự án đúng tiến độ, sớm đưa công trình, dự án vào phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH và phục vụ Nhân dân. Các BQL dự án (với tư cách đại diện cho nhà nước làm chủ đầu tư) cần tăng cường, chủ động, tích cực phối hợp với các địa phương nơi triển khai dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, không tự tạo ra điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của địa phương.


N.T.S

Các tin khác


Tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng

Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, trang facebook "Lạc Sơn chính sự” do Ban chỉ đạo về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (BVNTTTCĐ), đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (BCĐ 35) huyện Lạc Sơn tạo lập đã đưa tin đậm nét về kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2024); 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024). Fanpage chính thống này còn thường xuyên chuyển tải những thông tin, clip về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, của tỉnh và địa phương được dư luận quan tâm, tuyên truyền điển hình "người tốt, việc tốt" trong phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 7/5, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục