(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện NQT.ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở huyện Lạc Sơn nhận thức sâu sắc việc gắn chặt thực hiện 2 nội dung này là vấn đề xuyên suốt, căn bản, là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch - vững mạnh.

 

Để gắn việc thực hiện Chỉ thị số 03 với NQT.ư 4 (khóa XI)  đạt yêu cầu đề ra, các cấp uỷ, tổ chức Đảng trong toàn huyện đã xác định nhiệm vụ này là một trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các khâu, các bước của quá trình thực hiện NQT.ư 4. Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình, 100% chi, Đảng bộ chỉ ra được những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, đề ra lộ trình và giải pháp khắc phục, sửa chữa. Những cán bộ sai phạm được phát hiện qua quá trình kiểm điểm đã được xử lý kịp thời, tạo lòng tin đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Từ năm 2011- 2015, cấp uỷ và UBKT các cấp trong huyện kiểm tra 68 tổ chức Đảng và 381 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra đã xử lý kỷ luật 1 tổ chức Đảng và 76 đảng viên. Cấp uỷ tập trung chỉ đạo khắc phục dứt điểm những hạn chế, khuyết điểm về công tác thu NSNN; quản lý, quy hoạch đất đai, quy hoạch thị trấn Vụ Bản; kiện toàn cán bộ chủ chốt ở một số xã, ngành có năng lực yếu kém; làm tốt việc bố trí, sắp xếp, điều chuyển cán bộ giữa các phòng, ban, luân chuyển cán bộ giữa khối Đảng - đoàn thể và khối chính quyền, giữa cấp huyện và cấp xã đảm bảo ổn định, phát triển, gắn với đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện cán bộ. 

 

Việc xây dựng, bổ sung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cơ quan, đơn vị theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được chú trọng. Toàn huyện đã có 100% cơ quan, đơn vị, trường học gắn bảng chuẩn mực với 198 bảng, trong đó, 94 bảng ở trường học; 29 bảng ở trạm y tế xã; 29 bảng ở cơ quan xã, trị trấn; 44 bảng tại các cơ quan huyện và 2 bảng tại đơn vị LLVT.

 

Sau  5 năm  thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị ở huyện Lạc Sơn đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trên các lĩnh vực. Tiêu biểu như vận động nhân dân xây dựng công trình vệ sinh hợp vệ sinh tại Đảng bộ các xã Tân Mỹ, Xuất Hóa, Vũ Lâm, xóm Cả - xã Liên Vũ (đạt từ 90 - 100% số hộ). Hàng nghìn hộ dân đã hiến đất, hiến cây, ngày công lao động để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi. Nhân dân thuộc 7 xã có quốc lộ 12B đi qua đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cho nhà thầu ứng mặt bằng để thi công khi chưa có tiền đền bù. Trong lĩnh vực chăn nuôi đã có những gương điển hình tiên tiến áp dụng KH-KT như đoàn viên Bùi Văn Huế, xã Chí Thiện đầu tư máy ấp trứng, mỗi ngày xuất trên 2.000 con gà giống cung cấp cho nhân dân trong vùng, mỗi năm xuất chuồng khoảng 2.000 con gà thịt, thu nhập của gia đình từ 600 - 700 triệu đồng/năm; gương điển hình trong chăn nuôi lợn kết hợp chế tái phân vi sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường của nông dân Bùi Văn Nhọ, xã Phúc Tuy. Các mô hình: hòm tiết kiệm, áo ấm mùa đông ủng hộ người nghèo, nhận đỡ đầu học sinh nghèo ở Đảng bộ Ban CHQS huyện... Trong 5 năm qua đã có 51 lượt tập thể xuất sắc và 94 lượt cá nhân tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Huyện uỷ, UBND huyện khen thưởng.

 

Từ những chuyển biến về nhận thức trong học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chuyển trọng tâm sang làm theo Bác đã trở thành việc làm thường xuyên trong cán bộ, đảng viên, nhân dân huyện Lạc Sơn. Từ đó có tác động mạnh mẽ đến phong trào thi đua, đồng thời có sức lan toả rộng rãi trong các hoạt động của tổ chức, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Kết quả sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị đã góp phần quan trọng giúp huyện thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015). Theo đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh tế bình quân 5 năm đạt 11,76%, cao hơn 0,42% so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 21,5 triệu đồng, tăng 12,5 triệu đồng so với năm 2011; thu NSNN đạt 25 tỷ đồng, tăng 10,5 tỷ đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo từ 47,24% năm 2011 giảm còn 19,5% năm 2015. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, đến năm 2015, toàn huyện có 29 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tăng 16 trường so với năm 2011. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được quan tâm chỉ đạo thực  hiện có hiệu quả, 8/29 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Có 3 xã được công nhận xã NTM.

 

 

                                          Trần Thị Nhạn

                   (Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Sơn)

 

 

 

Các tin khác


Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục