Chiều 20-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt 122 đại biểu là các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới thuộc 15 tỉnh miền núi khu vực phía bắc. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4).

 

 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các đại biểu già làng, trưởng thôn bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới khu vực phía bắc. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN)

Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, biểu dương những đóng góp tích cực, hiệu quả của các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới khu vực phía bắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có công tác văn hóa dân tộc. Chủ tịch nước khẳng định, ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong đó, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.

Chủ tịch nước đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sáng kiến phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới khu vực phía bắc và Hội thảo giải pháp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong thời kỳ hội nhập và phát triển tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống thời kỳ hội nhập và phát triển.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là khu vực khó khăn nhất trong cả nước, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc, giữa miền núi với đồng bằng chậm được thu hẹp; chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn thấp; một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa dân tộc thiểu số đang bị mai một... Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách lợi dụng khó khăn về đời sống, trình độ dân trí của đồng bào để kích động, chia rẽ các dân tộc nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Do đó, nhiệm vụ công tác dân tộc cũng như bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Cùng với đó, phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, gắn các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xây dựng nông thôn mới; từng bước thu hẹp khoảng cách thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, giữa các giai tầng xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống; động viên, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Cấp ủy, chính quyền địa phương phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội; tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc là di sản vô cùng quý báu được trao truyền từ đời này đến đời khác để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch nước yêu cầu, công tác dân tộc cũng như bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền các địa phương để có những giải pháp, việc làm cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế; tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách dân tộc. Phải có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò của các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào tiếp tục được giao lưu, học tập kinh nghiệm, đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính cấp bách, thiết thực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt vận động đồng bào nơi cư trú thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, văn hóa dân tộc, đoàn kết dân tộc, quan tâm giáo dục thế hệ trẻ tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.

* Cùng ngày, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới khu vực phía bắc. Tham dự có 120 đại biểu là các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín các dân tộc khu vực phía bắc. Tại Hội nghị các đại biểu thảo luận tập trung một số vấn đề: Xác định nội dung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người ra khỏi tình trạng có nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa, đề xuất các giải pháp hữu hiệu, cơ chế chính sách đặc thù phù hợp để bảo tồn văn hóa các dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện phổ biến, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật mới của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thông báo tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, xã đặc biệt khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

 

                                                                              

                                                             TheoNhandan

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục