Ngày 13-6, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về chất lượng đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67, sau khi tổ tư vấn thẩm định có báo cáo kết luận trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cam kết các cơ quan Bộ và cá nhân Bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm nếu phần sai thuộc về mình.




Đại biểu Đặng Hoài Tân (Bình Định) chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trong việc tàu vỏ thép đóng mới bị hỏng.

Đại biểu Đặng Hoài Tân (Bình Định) nêu tình trạng nhiều tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và một số tỉnh khác mới xuất xưởng chưa đầy một năm, ra khơi mới một hai chuyến biển mà đã hư hỏng nghiêm trọng. Thậm chí tàu mới đưa từ xưởng về đã bị hư hỏng máy móc, không ra khơi được, mặc dù tàu này được đóng ở những cơ sở đóng tàu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho là đủ năng lực thi công và được Trung tâm Đăng kiểm, Tổng cục Thủy sản kiểm định chất lượng.

Chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Đặng Hoài Tân yêu cầu Bộ đưa ra các giải pháp chấm dứt tình trạng trên.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đóng tàu theo Nghị định 67 là một chủ trương của Chính phủ để tăng cường nguồn lực đội tàu hiện đại, góp phần vừa tăng sản lượng khai thác, vừa tham gia bảo vệ an ninh chủ quyền.

Thực hiện chủ trương này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện các văn bản để hướng dẫn cho các tỉnh giới thiệu cho ngư dân quy trình thực hiện đóng mới tàu.

Qua các tiêu chí mà Bộ đưa xuống, các tỉnh lựa chọn được 235 cơ sở có đủ điều kiện về trang thiết bị để thực hiện việc đóng tàu, với tổng số tàu theo kế hoạch là 2.284 tàu phân bổ cho 28 địa phương.

Hiện nay, đã đóng được 666 tàu theo chương trình này, bằng ba loại vật liệu: vỏ sắt, vỏ gỗ và composite. Trong tổng số 666 chiếc, có 297 chiếc tàu sắt và hầu hết các tàu đều công suất lớn trên 800 mã lực để phục vụ khai thác vùng ngoài khơi. Bộ trưởng cho biết, đánh giá chung, đến ngày 31-5, với 666 tàu, trong đó đặc biệt có 297 tàu sắt, các chuyến ra khơi đều hiệu quả, an toàn.

Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một số tàu bị hư hỏng ở hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Tại Phú Yên có hai chiếc hỏng nhẹ đã khắc phục trong thời gian ngắn và tiếp tục hoạt động. Tại tỉnh Bình Định có 19 chiếc hỏng.

Sau khi phát hiện, Bộ đã ban hành hai văn bản yêu cầu toàn bộ 27 tỉnh, thành rà soát lại. Đồng thời, cử Tổng cục Thủy sản vào làm việc cùng tỉnh Bình Định rất quyết liệt, khẩn trương. Tỉnh đã mời tất cả ngư dân và hai đơn vị đóng tàu đến trực tiếp đối chất làm việc để làm rõ phạm vi hỏng hóc và trách nhiệm của từng bên.

Ngày 9-6 vừa qua, Bộ trực tiếp tổ chức một hội nghị tại Bình Định mời lãnh đạo của các đơn vị đóng tàu, các ngư dân của 27 tỉnh, thành, các chuyên gia liên quan để thống nhất các biện pháp giải quyết.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường,19 tàu hỏng thuộc hai công ty: Công ty Đại Nguyên Dương 4 chiếc và Công ty Nam Triệu 15 chiếc. Phần hỏng thuộc hai nhóm: hỏng về máy, và hỏng phần sắt ở boong, các bộ phận trên tàu.

Bộ đã cùng địa phương đình chỉ việc chấp nhận hợp đồng đóng mới của hai công ty để xảy ra tình trạng này, yêu cầu không được đóng mới để tập trung khắc phục ngay hậu quả. Hỏng về máy thì yêu cầu thay máy mới, không sửa chữa.

"Phương tiện đi biển hỏng máy thì không thể nào sửa chữa được mà phải thay mới. Các tàu hỏng về sắt, thay sắt đúng chủng loại để kịp thời phục vụ cho ngư dân đi biển”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Tỉnh Bình Định thành lập một đơn vị thẩm định độc lập, bao gồm các cơ quan quản lý, kể cả cơ quan tư pháp, mời các chuyên gia thẩm định rõ 19 tàu này hỏng hóc gì, nguyên nhân từ đâu. Tổ thẩm định đẩy nhanh kết quả thẩm định để tới đây có số liệu cuối cùng. Tỉnh cũng đề nghị cơ quan công an vào cuộc để làm rõ.

Bộ trưởng cho biết, Bộ đang tiến hành phối hợp chặt chẽ với tỉnh để hoàn chỉnh báo cáo đánh giá chung trong tháng này. Bên cạnh đó, yêu cầu các tỉnh rà soát lại hết để báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có các biện pháp tiếp theo.

"Còn trách nhiệm cụ thể thì tổ tư vấn sẽ làm rất kỹ để phát hiện nguyên nhân của tình trạng này để báo cáo Thủ tướng tiếp tục có những biện pháp chỉ đạo trong thời gian tới”, Bộ trưởng kết luận.

Tranh luận về câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Đặng Hoài Tân hỏi: "Trách nhiệm của Bộ trưởng ở đâu trong việc để xảy ra tình trạng trên, khi các cơ sở đóng tàu thì do Bộ giới thiệu, sản phẩm đóng tàu ra thì Trung tâm đăng kiểm tàu cá trực thuộc Tổng cục Thủy sản kiểm định chất lượng. Tổng cục Thủy sản cũng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau khi tổ thẩm định làm rõ các vấn đề thì sẽ kiên quyết xem xét cơ quan nào sai, cá nhân nào sai, chịu trách nhiệm đến đâu, liều lượng thế nào.

"Không phải vì số tàu này mà ảnh hưởng cả một chủ trương, chính sách lớn của chúng ta, kể cả thuộc phần của Bộ, chỗ nào sai là Bộ phải chịu trách nhiệm”, trưởng ngành nông nghiệp khẳng định.


                                                                             Theo báo Nhân dân điện tử

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục