Sáng 20-5, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp gỡ, đối thoại với gần 1.000 công nhân, lao động các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam phối hợp các LÐLÐ địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng tổ chức, với chủ đề "Năng suất cao hơn, phúc lợi tốt hơn". Cùng dự cuộc đối thoại, có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư; Vũ Ðức Ðam, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành ở T.Ư, địa phương.

 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp gỡ, đối thoại với công nhân, lao động các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng . Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)

Phát biểu khai mạc, đồng chí Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng LÐLÐ Việt Nam cho biết: Từ sau cuộc gặp gỡ đối thoại giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với công nhân vùng kinh tế trọng điểm phía nam năm 2016, đã có nhiều doanh nghiệp, địa phương sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ và tổ chức Công đoàn nhằm hiện thực hóa cam kết chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và công nhân, lao động (CNLÐ). Năm 2017, lần đầu chương trình phúc lợi đoàn viên được triển khai đồng bộ, sâu rộng, tạo sự chuyển biến quan trọng về ý thức trách nhiệm của công đoàn trong việc trực tiếp mang lại lợi ích cho đoàn viên. Tổng Liên đoàn đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 18 đối tác là các tập đoàn, tổng công ty. Các cấp công đoàn chủ động đàm phán, ký kết 1.139 thỏa thuận với các doanh nghiệp (DN), đối tác. Kết quả, hơn 1,7 triệu lượt đoàn viên được hưởng thụ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi với mức giảm giá từ 5 đến 25% so với giá niêm yết, với tổng giá trị ưu đãi đạt hơn 526 tỷ đồng.

Phát biểu ý kiến tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Tổng LÐLÐ Việt Nam tích cực phối hợp các ban, bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, các địa phương phía bắc tổ chức chương trình, tạo cơ hội cho Thủ tướng được gặp mặt, trò chuyện, trực tiếp lắng nghe ý kiến của CNLÐ và cán bộ công đoàn. Sau hai lần gặp gỡ, đối thoại với công nhân ở khu vực kinh tế trọng điểm Ðông Nam Bộ và miền trung thời gian gần đây, Thủ tướng khẳng định, đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa, được CNLÐ, cán bộ công đoàn kỳ vọng. Thủ tướng khẳng định: Chính phủ, các cấp công đoàn sẽ thường xuyên đối thoại nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của công nhân, từng bước nâng cao đời sống cho CNLÐ.

Tại cuộc gặp gỡ, 12 vấn đề lớn được CNLÐ, cán bộ công đoàn nêu lên, tập trung vào những khó khăn đang gặp phải chung quanh vấn đề về đời sống, việc làm, tiền lương, giá cả, sinh hoạt nhà ở, nhà trẻ, đời sống văn hóa, tình hình an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm, điều kiện ăn, ở của CNLÐ khu công nghiệp, khu chế xuất, những thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra đối với CNLÐ. Sau gần hai tiếng đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Những vấn đề được đưa ra đối thoại là những vấn đề CNLÐ đặc biệt quan tâm, bức xúc nhưng chưa được giải quyết, hoặc giải quyết chưa triệt để. Bên cạnh nhiều bộ, ngành, địa phương nỗ lực giải quyết các kiến nghị, quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ công nhân, vẫn còn một số bộ, ngành và địa phương chưa tích cực tham mưu, chỉ đạo, tập trung giải quyết các nguyện vọng chính đáng của CNLÐ.

Ðể nâng cao năng suất và phúc lợi cho người lao động (NLÐ), Thủ tướng yêu cầu các DN cần tập trung ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ đi đôi đào tạo đội ngũ chuyên gia, công nhân lành nghề chủ động làm chủ khoa học, công nghệ ở từng DN. Ðối với các bộ, ngành và địa phương, cần có chính sách đồng bộ, giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ NLÐ. Kiên trì theo đuổi mục tiêu tăng năng suất và nâng cao phúc lợi ở từng DN thông qua việc tham mưu thể chế, lắng nghe DN và NLÐ; kiểm tra, đôn đốc, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.

Tại cuộc gặp gỡ, Thủ tướng trao 65 suất học bổng tặng công nhân nhằm động viên, khích lệ CNLÐ học tập, nâng cao trình độ; trao 18 Mái ấm Công đoàn tặng CNLÐ có hoàn cảnh khó khăn.

Trước đó, Thủ tướng thăm 11 gian trưng bày sản phẩm "Tự hào trí tuệ công nhân lao động các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng". Tổng LÐLÐ Việt Nam trao Bằng khen tặng 11 sản phẩm tiêu biểu.

 

                  TheoNhandan

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục