Ngày 24-5, Kỳ họp thứ năm, Quốc hội (QH) khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc tại Hội trường. Các đại biểu QH nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý hai dự án luật: Luật Tố cáo (sửa đổi) , Luật Cạnh tranh (sửa đổi) và thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của hai dự án luật nêu trên.


Băn khoăn các hình thức tố cáo

Buổi sáng, các đại biểu QH thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Theo đó, Điều 22 dự thảo Luật đã mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại... Đây là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu QH rất quan tâm từ kỳ họp trước. Theo đó, một số ý kiến đại biểu nhất trí với sự bổ sung nêu trên với lý do: Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong quản lý nhà nước. Nhiều nội dung tố cáo, phản ánh sai phạm của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước thông qua các phương tiện điện tử hay mạng xã hội tuy chưa được thừa nhận chính thức nhưng đã góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Vì vậy, không nên giới hạn hình thức thể hiện của đơn chỉ là văn bản giấy, hình thức thể hiện của tố cáo trực tiếp chỉ là gặp mặt trình bày bằng lời nói. Thực tiễn cho thấy, dù tố cáo được thể hiện dưới hình thức nào thì trong giai đoạn xử lý ban đầu thông tin tố cáo, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng đều phải xác định rõ được họ tên, địa chỉ của người tố cáo, nội dung tố cáo phải có cơ sở để xác minh, kết luận thì mới có căn cứ để quyết định thụ lý giải quyết tố cáo. Do đó, đề nghị bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại. Đồng thời, bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo để bảo đảm tính khả thi.

Các đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) và một số đại biểu khác cho rằng, nếu không quy định các hình thức này sẽ mất đi kênh thông tin quan trọng để tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tố cáo. Đồng thời, đây là biện pháp để người dân, báo chí giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, các cơ quan nhà nước và cũng phù hợp quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành. Điện thoại là trực tiếp, không phải gián tiếp và các cơ quan chức năng đang xóa bỏ sim rác, đăng ký lại người dùng. Vì vậy, không nên cho rằng đây là vấn đề khó khăn để không tiếp nhận việc tố cáo.


Đại biểu QH tỉnh Đác Nông phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Tuy nhiên, các đại biểu Vương Văn Sáng (Lào Cai), Phạm Đình Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Võ Đình Tín (Đác Nông) và một số đại biểu khác lại cho rằng, nên giữ nguyên như luật hiện hành, chưa bổ sung thêm các hình thức tố cáo khác. Bởi vì, nếu mở rộng hình thức tố cáo có thể dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết và việc xác định trách nhiệm những người tố cáo sai sự thật. Hơn nữa, việc mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, nhất là tố cáo qua điện thoại là phức tạp, có thể gây quá tải cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, hiện nay mới thông qua hai hình thức tố cáo nhưng các cơ quan chức năng đã xác định phần lớn đơn thư tố cáo là sai và sai một phần. Vì vậy, nếu mở rộng hình thức tố cáo, đơn thư tố cáo không chính xác, thậm chí là vu cáo, bôi nhọ, kích động có khả năng sẽ tăng lên...

Về bảo vệ người tố cáo, dự thảo luật trình QH tại kỳ họp thứ tư quy định đối tượng được bảo vệ là người tố cáo; nội dung bảo vệ, gồm bảo vệ bí mật thông tin, bảo vệ vị trí việc làm, bảo vệ các quyền công dân tại nơi cư trú của người tố cáo. Như vậy, quy định về đối tượng và lĩnh vực được bảo vệ thu hẹp hơn so với quy định của luật hiện hành. Về nội dung này, các đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre), Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) và một số đại biểu khác đề nghị dự thảo luật cần mở rộng hơn nữa về đối tượng được bảo vệ và nội dung bảo vệ nhằm động viên người dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trong việc phòng, chống tham nhũng. Dự án luật sửa đổi lần này đã có sự bổ sung hợp lý khi quy định người được bảo vệ, gồm: Người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo…

Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh

Chiều cùng ngày, QH thảo luận về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (UBCTQG) được nhiều đại biểu quan tâm góp ý kiến. Theo đó, một số đại biểu cho rằng, dự án luật cần có thêm các quy định chi tiết hơn nhằm tăng cường vị thế của Ủy ban, phù hợp thông lệ quốc tế và bảo đảm tốt hơn tính độc lập trong triển khai nhiệm vụ của cơ quan này. Đại biểu Nguyễn Thành Công (Ninh Bình) nêu ý kiến: Cách xác định địa vị pháp lý "trực thuộc Bộ Công thương” của UBCTQG như trong dự án luật là không phù hợp tính chất "quốc gia” của Ủy ban này. Ngoài ra, đây là cơ quan có trách nhiệm trực tiếp xử lý, quyết định các vụ việc cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế một cách khách quan, công bằng. Vì vậy, cần bảo đảm tính độc lập cần thiết để xem xét, giải quyết theo quyết định về việc xác định hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ủy ban còn áp dụng các biện pháp, chế tài cần thiết mà không chịu áp lực của bất cứ doanh nghiệp nào liên quan, cũng như áp lực từ các cơ quan bên ngoài.

Chung quanh vấn đề địa vị pháp lý của cơ quan này, có ý kiến đề nghị điều chỉnh thẩm quyền bổ nhiệm Ủy viên UBCTQG tại Khoản 3, Điều 50 trong dự án luật. Cụ thể, có thể xem xét thay đổi theo hướng: "Chủ tịch UBCTQG do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của UBCTQG do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Công thương”.

Đối với quy định về việc áp dụng Luật Cạnh tranh (sửa đổi) và các luật khác có liên quan, đại biểu Lê Anh Tuấn (Hà Tĩnh) và một số đại biểu khác bày tỏ lo ngại: Điều 4 của dự án luật nêu trên dễ dẫn đến cách hiểu rằng, chỉ có hành vi vi phạm liên quan đến hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế thì mới được xử lý theo quy định của luật này, còn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được xử lý theo quy định của các bộ luật chuyên ngành khác. Hơn nữa, nếu chỉ quy định việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật chuyên ngành, thì những hành vi mới được đưa vào dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) nhưng chưa được quy định trong luật chuyên ngành mà điển hình là cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp, lôi kéo khách hàng một cách bất chính... sẽ không thể áp dụng các chế tài trong Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Một số đại biểu băn khoăn về cách giải thích từ ngữ của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), nhất là định nghĩa về "hành vi hạn chế cạnh tranh” chưa rõ ràng... Theo đó, chủ thể gây ra các hành vi hạn chế cạnh tranh có thể không phải là doanh nghiệp, bởi hành vi hạn chế cạnh tranh có thể xảy ra ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, tích trữ, kinh doanh và tiêu dùng. Ngoài ra, chủ thể gây ra các hành vi hạn chế cạnh tranh có thể là cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp ban hành chính sách gây hạn chế cạnh tranh.

Mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại đòi hỏi mức độ tin học hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước phải đạt đến trình độ nhất định, theo đó mọi hoạt động cơ bản dựa trên nền tảng số với việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp độ cao. Tuy nhiên, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước hiện nay còn chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra, nhất là ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Nếu đưa ra phương án mở rộng hình thức tố cáo trước hết cần phải đánh giá tác động bổ sung về tính khả thi và mức độ đáp ứng, đặc biệt là từ phía các cơ quan nhà nước.


Theo Nhandan

Các tin khác


Tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành

Sáng 29/3, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng chí Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Đại hội Chi hội Luật gia Tòa án nhân dân tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 28/3, Chi hội Luật gia Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đồng chí Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, ngày 28/3, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.

Huyện Lạc Thủy: Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Trong những năm qua, UBND huyện Lạc Thuỷ ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV

Chiều 27/3, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục