(HBĐT)-Ngày làm việc thứ 5, kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa IV, trong chương trình làm việc tại hội trường, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có bài tham luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018. Báo Hòa Bình điện tử lược đăng một số nội dung quan trọng trong phần tham luận.


Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hòa Bình phát biểu tham luận tại hội trường

Có thể nói kết quả những tháng đầu năm đến nay là rất khả quan, GDP tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô được bảo đảm, quản lý nợ công, quản lý doanh nghiệp nhà nước được cải thiện, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng cao, đặc biệt là nông nghiệp, tăng 4%, cao nhất nhiều năm qua, công nghiệp tăng cũng khá. 6 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng thấp là 5,05%, chúng ta nêu lý do là giải ngân chậm, nhưng những tháng đầu năm 2018, giải ngân 4 tháng xây dựng cơ bản đạt 16% nhưng tăng trưởng vẫn cao, chứng tỏ tăng trưởng không phụ thuộc nhiều vào vốn ngân sách nhà nước, phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đạt khá và đà tăng trưởng của nền kinh tế năm 2017 chuyển sang. Các vấn đề an sinh xã hội, văn hóa được quan tâm, vị thế nước ta được giữ vững và nâng lên, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Ngoài việc tập trung các vấn đề lớn, mấu chốt của đất nước còn quan tâm đến các vấn đề chi tiết lâu nay còn tồn tại như logistic, vệ sinh môi trường cho trường học, hỗ trợ vùng lũ, thiên tai, quan tâm chỉ đạo quản lý kinh tế phi chính thức, kinh tế chưa được thống kê. Tồn tại, hạn chế, tôi đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, tổng hợp ý kiến cử tri của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trong 5 tháng qua, các bộ, ban, ngành đã có nhiều cố gắng giảm các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, các quy định này chưa tác động nhiều vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cần tiếp tục quyết liệt hơn nữa. Một số quy định của luật còn chồng chéo, gây khó khăn trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí nhưng còn có nhiều tai nạn thảm khốc, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, đoạn đường có nhiều cua, dốc, dốc dài liên tục, tình trạng xe quá khổ, quá tải mất phanh trên các tuyến quốc lộ. Cử tri đặt vấn đề về hiệu quả kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Tình hình tội phạm buôn bán, sử dụng ma túy, nguy cơ còn nhiều tiềm ẩn phức tạp. Tôi có một số đề nghị sau:

Đề nghị Chính phủ trong chương trình xây dựng luật trong thời gian tới cần sớm trình Quốc hội sửa Luật Đầu tư công, bởi theo quy định hiện nay, quá nhiều quy định khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được, như mỗi dự án phải thẩm định về vốn, có vốn thì mới có căn cứ để phê duyệt dự án, phải có dự án mới được bố trí vốn. Quy trình để chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, điều chỉnh dự án cần qua nhiều khâu, tốn nhiều thời gian. Đề nghị sửa Luật Đất đai theo hướng thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng, hài hòa với lợi ích của người dân, nhà đầu tư và nhà nước khi dự án có hiệu quả, người phải tái định cư được hưởng giá trị hiệu quả của dự án mang lại.

Tôi đồng tình với ý kiến của đại biểu đoàn Lai Châu, đại biểu đoàn Tuyên Quang, đề nghị Chính phủ giải quyết căn bản ổn định dân cư, di dân tái thủy điện, xây dựng các thủy điện, nhà máy thủy điện Hòa Bình đã hoàn thành từ năm 1994 đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Đề án được Chính phủ phê duyệt còn thiếu 2.400 tỷ, kế hoạch đầu tư công trung hạn mới được bố trí 400 tỷ. Trong thực hiện chương trình ODA, theo Luật Đầu tư công, tiến độ chương trình dự án thực hiện theo hiệp định ký kết, nhưng theo Luật Ngân sách nhà nước thì lại thực hiện theo kế hoạch vốn được giao. Nếu kế hoạch vốn trung hạn bảo đảm theo tiến độ hiệp định thì không sao, nhưng hiện nay nhiều dự án vốn trung hạn không bảo đảm theo tiến độ hiệp định. Trong báo cáo của Chính phủ về sử dụng vốn vay và quản lý nợ công năm 2017 và kế hoạch năm 2018 có nêu vấn đề này nhưng không có số liệu về số dự án và số vốn thiếu so với hiệp định.

Trong thời gian qua, nhiều dự án đúng tiến độ, nhưng không có vốn, có công trình thì dở dang chậm tiến độ vì phải đợi vốn, chủ đầu tư lo lắng sau năm 2020 hiệp định hết hạn thì không có vốn thực hiện tiếp. Nhiều nhà tài trợ vốn băn khoăn về cách bố trí vốn. Qua tình hình trên, tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát tình hình thực hiện chương trình dự án vốn ODA đã được giao ở kế hoạch vốn trung hạn bảo đảm đủ vốn cho các dự án này theo hiệp định đã ký, có thể thực hiện điều chỉnh, điều hòa vốn của các dự án trong tổng vốn đã giao, không chỉ nội bộ 1 tỉnh, nội bộ một ngành, ưu tiên vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, cân đối điều hòa chuyển vốn trái phiếu nếu chưa giải ngân được sang làm vốn đối ứng trong nước cho các dự án ODA.

Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công 2017 là 61,4%, GDP dự kiến cuối năm 2018 vẫn là 61,4% bằng mức 2017, trong thời gian tới đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục cho lựa chọn dự án quan trọng, cần thiết để đàm phán, ký kết bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch 2016 - 2020 vốn ODA và cho các năm sau, trong điều kiện còn ở mức bảo đảm dưới trần nợ công cho phép, đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng đất nước. Trong thực hiện Luật Quản lý nợ công, trần nợ công ở địa phương phụ thuộc vào số thu ngân sách, dẫn đến trần nợ công ở các tỉnh miền núi, các tỉnh có điều kiện khó khăn về kinh tế - xã hội rất thấp, do chỉ số đó phụ thuộc vào số thu ngân sách. Đề nghị Chính phủ quan tâm vay và cấp phát vốn cho các tỉnh này để đầu tư các dự án an sinh xã hội như y tế, giáo dục, cho vay hỗ trợ sản xuất, phòng tránh thiên tai, phục hồi thiên tai.

                                        Ngô Thị Hường- Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

                                                         (Tổng hợp)

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Trong những năm qua, UBND huyện Lạc Thuỷ ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV

Chiều 27/3, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phát huy những kết quả, truyền thống đoàn kết, tạo khí thế mới để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ (*)

Ngày 26/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã phát biểu bế mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Phong trào thanh niên tình nguyện lan tỏa và thiết thực

Thời gian qua, phong trào thanh niên tình nguyện được đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, tham gia. Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần giáo dục đạo đức, lý tưởng cho thanh niên. Bên cạnh đó là cơ hội để đoàn viên, thanh niên giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ năng sống, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng.

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Hải Bình giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Chiều 25/3, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và trao Quyết định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục