Phiên thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã nhận được ý kiến tranh luận sôi nổi của các đại biểu Quốc hội.


Liên quan đến nội dung này, VietnamPlus đã tổng hợp lại ý kiến của một số đại biểu, trong phiên thảo luận ở tổ chiều nay 31/5.


Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội:

"Tôi ủng hộ phương án giao cho cơ quan Thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập việc này vừa có thể giúp tập trung công việc vào một đầu mối đồng thời có thể quy được trách nhiệm của cơ quan đó.

Hơn nữa, để chống tham nhũng không thể 1-2 ngày mà phải nhiều năm và cần có cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản, do vậy một cơ quan là cách hay nhất để hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia.

Hiện nay, nhiều đối tượng lợi dụng sân sau để rút tài sản của Nhà nước và tham nhũng, do vậy trong dự thảo luật mới cần tính đến việc kiểm soát đối tượng này, tránh thất thoát tài sản.

Cần phải thấy rõ, nếu các cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước làm đúng trách nhiệm thì không xảy ra các sự việc tham nhũng. Ngoài ra, để đấu tranh hiệu quả với tội phạm tham nhũng cần có chế chế tài để huy động được sức mạnh toàn dân và nhiều tổ chức."

Đại biểu Nguyễn Đức Sáu, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh:

"Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi lần này có phạm vi quá rộng, bao quát nhiều vấn đề. Dự thảo đã mở rộng 125 điều so với 91 điều trước đây và có nhiều tiến bộ, nhiều quy định mới.

Dự thảo lần này đã có quy định rõ trách nhiệm của người ra quyết định. Khoản 6 Điều 65 quy định rõ: 'Người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán của mình. Trường hợp thanh tra, kiểm toán phát hiện hành vi vi phạm nhưng không có kết luận, kiến nghị xử lý hoặc không chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra thì người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán và cá nhân, tổ chức có liên quan phải bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.'

Điều ngày có nghĩa là sau này khi cơ quan điều ra phát hiện ra những sai phạm không đúng với kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm Quy định này sẽ nâng cao được trách nhiệm của những người tham gia thanh tra, kiểm toán, tránh tình trạng bỏ lọt cán bộ tham nhũng. Chính từ chuyện bỏ lọt sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng không bị phát hiện thì thời gian về sau để lại hậu quả nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng cả đến công tác tổ chức cán bộ.

Về kê khai, các minh tài sản, thu nhập, Khoản 2 Điều 49 quy định: 'Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét thấy việc giải trình hợp lý thì không tiến hành xác minh và thông báo cho người đã giải trình biết. Trường hợp xét thấy việc giải trình không hợp lý hoặc người kê khai không giải trình thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định xác minh.' Theo tôi cần phải làm rõ cụm từ giải trình "hợp lý” và phải sửa đổi thành "hợp pháp” để có cơ sở pháp lý để đối chiếu.

Không thể có trường hợp tài sản kê khai bổ sung đột biến quá lớn mà lại lý giải là do chăn nuôi heo, nuôi gà, bán chổi đót này khác mà có được tài sản như vậy... cần phải siết chặt việc kê khai, xác minh tài sản.”

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội:

"Dự thảo luật đã mở rộng việc kiểm soát tham nhũng đối với cả đối tượng ngoài cơ quan nhà nước, dù trước mắt chưa hợp lý nhưng trong tương lai thì quy định này là cần thiết vì cơ quan trong và ngoài nước thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu không đưa ra quy định chặt chẽ, rất có thể xảy ra hiện tượng "bắt tay" chuyển tài sản từ trong ra ngoài và không kiểm soát được.

Trong khi đó, liên quan đến việc xử lý tài sản không minh bạch, trong dự thảo luật cần bổ sung các biện pháp xử lý. Theo đó, có thể áp dụng hai hình thức xử lý là hình sự hoặc hành chính, tùy theo mức độ vi phạm. 

Thực tế, việc mở rộng đối tượng là người của cơ quan nhà nước phải kê khai tài sản, nhưng cần mở rộng cả cơ quan ngoài nhà nước.

Bên cạnh đó, việc công khai tài sản mới quy định ở cơ quan, tổ chức, do vậy luật cần quy định việc giám sát cả ở nơi cư trú, qua đó mới có thể giúp phát hiện được các hành vi tham nhũng.”


Các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh:

"Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định nguyên tắc công khai, minh bạch tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước để phòng ngừa tham nhũng, tuy nhiên 8 hình thức công khai chưa đặt ra nguyên tắc dễ hiểu, dễ tiếp cận thì sẽ dẫn đến tình trạng công khai cho có, thiếu thực chất. Nếu công khai mà người dân không thể tiếp cận thì việc công khai chỉ mang tính hình thức. 

Đơn cử như công khai lấy ý kiến nhưng người dân lại không dễ để tiếp cận những dự án luật. Hiện nay, việc công khai, minh bạch ở cơ sở cũng đang vướng, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức. Nếu không thật lòng công khai thì có thể lựa chọn những hình thức khó tiếp cận nhất, diễn đạt rối ren khiến người đọc không hiểu. Do đó, đối với phòng ngừa tham nhũng, công khai là rất quan trọng để người dân hiểu và phải có người giải thích, hướng dẫn để người dân dễ tiếp cận.”

Đại biểu Dương Ngọc Hải, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh:

"Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc cho thấy sự cần thiết của việc mở rộng phạm vi Luật Phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước. Chẳng hạn trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều vụ việc bản chất là tham ô, tham nhũng nhưng do luật chưa quy định nên cuối cùng xử lý tội chiếm đoạt à không đúng bản chất hành vi phạm tội. Do đó, tôi ủng hộ mở rộng phạm vi luật ra ngoài khu vực Nhà nước.

Tuy nhiên, việc thanh tra kiểm tra phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước thì nếu giao cho cơ quan thanh tra sẽ là quá sức. Hiện nay, cơ quan thanh tra được giao thanh tra các cơ quan nhà được nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu đặt ra do năng lực còn hạn chế, nếu giao cho cơ quan này thanh tra cả khu vực ngoài nhà nước sẽ quá sức, nên chằng chúng ta cải tiến, có những cơ chế, quy định ràng buộc đối với khu vực này.”

 

                       TheoVietnamplus

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục