Ngày 17-6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị bầu cử số 3 TP Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Thanh Xuân, Hà Đông và Cầu Giấy, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV; nội dung trả lời của các cơ quan chức năng về những kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc lần trước.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Cầu Giấy (Hà Nội). (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Cùng dự, có đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, đại diện một số cơ quan, ban, ngành thành phố. Phát biểu ý kiến tại các cuộc tiếp xúc, cử tri đánh giá cao kỳ họp thứ 5, thể hiện rõ tinh thần đổi mới, dân chủ, nhất là các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn, mang tính đối thoại, tranh luận thẳng thắn và trách nhiệm, nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra. Cho rằng đây là một trong những kỳ họp thành công nhất, cử tri đề nghị các kỳ họp sau dành thêm thời gian cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cử tri tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết sách của Quốc hội và đề nghị Quốc hội có sự giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ tại kỳ họp.

Tuy nhiên, cử tri lo ngại tình trạng tham nhũng, tiêu cực chưa được ngăn chặn đẩy lùi; việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có thấp; phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên và công khai cho dân biết. Các vụ tham nhũng, tiêu cực còn chủ yếu do báo chí, nhân dân phát hiện, vai trò của các cơ quan chức năng chưa rõ. Về chủ trương thành lập đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt cũng như những việc hệ trọng khác của đất nước cần phải lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân để phát huy sức mạnh và đề cao vai trò của toàn dân; đồng thời kiên quyết trừng trị kẻ xấu lợi dụng kích động gây rối

Nhiều vấn đề khác cũng được cử tri phản ánh, như việc làm cho sinh viên tốt nghiệp và cán bộ đoàn chuyên trách hết tuổi theo quy định; tình trạng phòng cháy, chữa cháy kém hiệu quả; việc cải tạo các chung cư cũ xuống cấp khó khăn do vướng mắc cơ chế; mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng; nợ đọng bảo hiểm xã hội ngày càng nhiều; tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng bức xúc; những các dự án giao thông chậm tiến độ, điển hình như dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông,…

Phát biểu ý kiến tại các cuộc tiếp xúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn, hoan nghênh cử tri đã quan tâm, theo dõi sát diễn biến của kỳ họp, nắm chắc các nội dung mà Quốc hội thảo luận; có nhiều ý kiến tâm huyết, xác đáng, đi thẳng vào vấn đề cụ thể, thiết thực của đất nước và thành phố; nêu rõ những việc làm được, việc cần rút kinh nghiệm. Các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp thu ý kiến cử tri để báo cáo với Quốc hội, các cơ quan liên quan và qua đó có thêm kinh nghiệm, cố gắng hoàn thành tốt hơn trọng trách, nhiệm vụ mà cử tri tin tưởng và giao phó. Tổng Bí thư cho rằng, cử tri và đại biểu Quốc hội ngày càng có mối quan hệ gắn bó. Trước, sau mỗi kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đều báo cáo cử tri dự kiến nội dung, nêu những vấn đề cần chất vấn trong kỳ họp; báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri tại các kỳ tiếp xúc. Trong các kỳ họp, thời lượng phát thanh, truyền hình trực tiếp ngày càng nhiều, cử tri được theo dõi và bám sát các nội dung Quốc hội bàn. Chất vấn và trả lời chất vấn có nhiều đổi mới theo hướng hỏi gọn, đáp nhanh; nhiều người cùng trao đổi một vấn đề, làm sáng tỏ nội dung còn vướng mắc, hoặc có ý kiến khác nhau. Tổng Bí thư đồng tình, cảm ơn cử tri đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của Quộc hội, sự điều hành của Chính phủ; khẳng định đất nước ta chưa bao giờ có được sự thay đổi như hiện nay, có không khí sôi nổi, phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý điều hành của Nhà nước; công tác giám sát của Quốc hội như hiện nay. Không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tốt hơn.

Tổng Bí thư phân tích, nói rõ thêm về hai dự án luật: Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và An ninh mạng. Đây là những vấn đề mà dư luận, báo chí trong nước nói nhiều; các thế lực thù địch, phần tử chống đối đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để kích động, gây rối và phá hoại. Đặc biệt ở Bình Thuận, tình hình rất nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng đã tập trung chấn chỉnh khắc phục hậu quả và xử lý nghiêm minh những kẻ cầm đầu, những kẻ chống đối với động cơ xấu. Tổng Bí thư nhấn mạnh, chúng ta đã có chủ trương thành lập các đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt từ năm 90 của thế kỷ trước, khi ấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đi khảo sát ở Vân Phong, Nha Trang, Khánh Hòa; chúng ta cũng đã nghiên cứu học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới. Chủ trương là nhằm mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm các cơ chế mới, khai thác tối đa các lợi thể để phát triển đất nước. Vì đây là vấn đề rất khó, mới, nhạy cảm, hệ trọng, cho nên chúng ta đã làm rất thận trọng. Chủ trương này đã được ghi trong Hiến pháp, các nghị quyết của Đảng, nhưng làm như thế nào cho có hiệu quả, vừa phát huy được sức mạnh trong nước, ngoài nước, nhưng phải bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. Đó là chủ trương nhất quán, nhưng thiết kế cụ thể thế nào thì mỗi nước mỗi khác, mỗi nơi, mỗi khu vực mỗi khác, không thể làm đại khái. Vừa rồi, chúng ta đã làm rất thận trọng, thảo luận kỹ trong mấy kỳ họp, thống nhất tương đối cao, để chuẩn bị thông qua tại kỳ họp này, nhưng có một số ý kiến đóng góp, Đảng, Nhà nước, Quốc hội thấy là phải dân chủ lắng nghe, tiếp thu, dừng lại nghiên cứu tiếp, bao giờ hoàn thiện tốt mới thông qua. Mặc dù chúng ta đã quyết định dừng lại để có thêm thời gian hoàn thiện, nhưng các phần tử xấu chống đối vẫn kích động tụ tập đông người gây rối, làm mất an ninh trật tự. Điều đó chứng tỏ là có ý đồ khác. Trong dự án luật có một điểm còn nhiều ý kiến băn khoăn, là cho thuê đất 99 năm; đây không phải là bàn giao đất cho nước A, nước B nào, hay cho họ vào một cách tự do. Pháp luật hiện thời quy định không cho thuê đất quá 70 năm, vì đây là đặc khu nên dự kiến ban đầu cho thuê đất không quá 99 năm để khuyến khích, song còn qua bao nhiêu quy trình phải thực hiện, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới được làm… Nhưng các phần tử xấu lợi dụng chỗ này, để nói là cho nước ngoài vào đây 99 năm thì mất nước, kích động biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước. Rõ ràng lòng yêu nước đã bị lợi dụng, sự thật đã bị xuyên tạc, cố kích động để chống đối, phá hoại. Âm mưu của các thế lực thù địch là thế, chúng đã nhiều lần kích động gây rối, như ở Tây Nguyên các năm 2001, 2004, ở Mường Nhé (Điện Biên) năm 2010. Bản chất sâu xa của kẻ địch là xuyên tạc sự thật, kích động, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để gây rối, mưu đồ việc khác. Tổng Bí thư mong cử tri và nhân dân cả nước hiểu rõ và hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội,...

Về Luật An ninh mạng, theo Tổng Bí thư, trên thế giới, nhiều nước đã ban hành luật này. Trong tình hình điều kiện hiện nay, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có nhiều mặt tích cực, khoa học, phát triển, nhưng có những mặt khác phức tạp, rất khó quản lý. Ở nước nào cũng thế, các phần tử chống đối thông qua đó để tuyên truyền khích động, kêu gọi gây rối, biểu tình đường phố, làm cách mạng màu, lật đổ chính quyền. Luật An ninh mạng là để bảo vệ chế độ, không để cho kẻ địch muốn nói gì thì nói, muốn chưởi ai thì chưởi, xuyên tạc đủ đường. Một mặt, chúng ta khai thác, phát huy tối đa tính ưu thế của công nghệ hiện đại, thông tin rất nhanh, rất thuận lợi, nhưng mặt khác cũng phải thấy rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác. Vì thế cho nên phải có Luật An ninh mạng để bảo vệ an ninh, bảo vệ quyền lợi của người dân. Quốc hội đã sáng suốt thảo luận rất kỹ lưỡng và thông qua với tỷ lệ phiếu là 86,86%.

Một lần nữa, Tổng Bí thư đề nghị cử tri hết sức tỉnh táo, không lơ là mất cảnh giác, mắc âm mưu kẻ địch. Khi chúng ta thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng được đánh giá cao, nhưng kẻ địch lại lợi dụng việc chống tiêu cực, chỉ nói mặt xấu để kích động chống chế độ. Nhiều nước mất chế độ là ở chỗ này. Chúng ta phải hết sức cảnh giác.

Tổng Bí thư cũng trao đổi, trả lời nhiều vấn đề cử tri quan tâm, như về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm tra giám sát kê khai tài sản; vai trò giám sát của Quốc hội của Mặt trận Tổ quốc, của nhân dân; công tác cán bộ ở cơ sở...

 

                   TheoNhandan.com.vn

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục