(HBĐT) - Gần nửa năm sau khi tỉnh ta tiến hành thí điểm việc nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố. Một số vấn đề phát sinh như chi trả chế độ chính sách, bố trí nhân sự cho xóm mới đã được khẩn trương triển khai thực hiện, nhưng vẫn còn đó ngổn ngang những "bài toán” chưa được giải. Câu chuyện sau nhập, kiện toàn xóm ở xóm Bai Vớn và xóm Bai Lòng (xã Định Cư, huyện Lạc Sơn) cũng là thực tế đang diễn ra ở nhiều nơi sau sáp nhập.


Nhân dân xóm Bai Vớn, xã Định Cư (Lạc Sơn) trò chuyện, trao đổi về việc nhập xóm.
 
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Chiến, Bí thư chi bộ lâm thời xóm Bai Vớn cho biết: Theo quyết định của UBND tỉnh sau khi nhập xóm Bai Vớn và xóm Bai Lòng, xóm mới có tên là Bai Vớn. Việc cần làm đầu tiên sau nhập, kiện toàn xóm là kiện toàn các tổ chức đoàn thể. Đầu tiên đối với chi bộ, chi bộ xóm Bai Lòng trước có 11 đảng viên, chi bộ xóm Bai Vớn có 7 đảng viên. Trước, trong và sau khi nhập, kiện toàn xóm, Ban chi ủy chi bộ đã quan tâm triển khai công tác tuyên truyền, vận động đảng viên nâng cao nhận thức, tích cực tham gia và ủng hộ chủ trương của tỉnh về việc nhập, kiện toàn xóm. Vì vậy, sau khi 2 chi bộ cũ giải thể, chi bộ Bai Vớn đã được thành lập và đồng thuận cao bầu ra Ban chi ủy lâm thời, bí thư chi bộ lâm thời. Chi bộ mới đã đi vào hoạt động ổn định, duy trì lịch họp định kỳ vào ngày mồng 3 hàng tháng.

Sau chi bộ, các tổ chức hội, đoàn thể như nông dân, phụ nữ, người cao tuổi... cũng đã tiến hành nhập. Tuy nhiên, đến nay mới có chi hội người cao tuổi của xóm mới là hoàn thành việc bàn giao quỹ, thực sự tổ chức được hoạt động bình thường.

Bà Quách Thị Hói - chi hội trưởng chi hội người cao tuổi cho biết: Trước khi nhập xóm, quỹ chi hội người cao tuổi xóm Bai Lòng có hơn 8 triệu đồng/37 hội viên nhưng xóm Bai Vớn lại có đến hơn 10 triệu đồng/37 hội viên. Nhiều chi hội đoàn thể cũng gặp tình trạng này và khó thống nhất giải quyết. Với chi hội người cao tuổi, sau khi họp bàn, hội viên xóm Bai Lòng cũ đã thống nhất đóng thêm quỹ để chân quỹ bằng với xóm Bai Vớn. Cách làm này đã tạo được sự đồng thuận, đoàn kết trong hội viên.

Với các chi hội phụ nữ, nông dân... vướng mắc lớn nhất sau nhập, kiện toàn xóm là công tác bàn giao quỹ, nhất là các loại quỹ này đa phần đều đang cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Hiện, các hội đoàn thể đều đã thống nhất tất cả các hội viên vay vốn sẽ phải hoàn trả trước ngày 30/6/2018, sau đó, các chi hội sẽ họp bàn thống nhất về việc điều chỉnh, xây dựng quỹ.

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, các đồng chí cán bộ dôi dư sau khi xóm Bai Vớn và Bai Lòng nhập xóm đã được chi trả đầy đủ 3 tháng phụ cấp theo đúng quy định bao gồm bí thư chi bộ, trưởng xóm và công an viên.

Cũng như các xóm khác sau sáp nhập, Bai Vớn đang gặp phải vấn đề lớn đó là điểm sinh hoạt cộng đồng - nhà văn hóa xóm. Dẫn chúng tôi đi thăm nhà văn hóa xóm Bai Vớn, một ngôi nhà sàn đã xuống cấp, đồng chí Bí thư chi bộ cho biết: Nhà văn hóa xóm Bai Lòng đã quá xuống cấp nên chúng tôi đã thanh lý được 3 triệu đồng. Hiện nay xóm mới phải sinh hoạt tập trung ở nhà văn hóa xóm Bai Vớn. Tuy nhiên, như chi hội phụ nữ có hơn 100 hội viên, chi hội nông dân có 120 hội viên, chi hội người cao tuổi cũng có đến 74 hội viên… nên việc hội họp diễn ra rất khó khăn. Từ khi nhập xóm đến nay, chúng tôi đã tổ chức 3 - 4 cuộc họp dân để triển khai công tác đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất, chuẩn bị sản xuất, tiêm phòng trâu, bò… Nhưng do nhà văn hóa xóm quá chật lại là nhà sàn cũ nên bà con đành ngồi tạm dưới sân, gầm sàn. Mong muốn của chúng tôi bây giờ là Nhà nước có cơ chế hỗ trợ hợp lý, xây dựng nhà văn hóa mới để người dân yên tâm, phấn khởi.


                                                                                          Dương Liễu

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục