(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt ra mục tiêu phấn đấu mỗi năm toàn Đảng bộ phát triển mới 2.400 đảng viên. Tuy nhiên, năm 2017, toàn Đảng bộ chỉ kết nạp được 2.017 đảng viên mới; 7 tháng đầu năm 2018 kết nạp được 1.066 đảng viên mới. Việc kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã cho thấy rất nhiều địa phương không hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mới. Trong bối cảnh khó khăn đó, huyện Mai Châu nổi lên như một điểm sáng với việc phát triển đảng viên mới đảm bảo cả "chất” và "lượng”.


 


 

Bài 1: Những cách làm hay "gỡ khó” công tác phát triển Đảng

"Trong nhiều năm, kinh tế khó khăn và cạn nguồn quần chúng ưu tú chính là những thách thức lớn nhất đối với công tác phát triển đảng mà Mai Châu phải tập trung khắc phục”- đồng chí Đặng Mai Sơn, Phó Bí thư TT Huyện ủy Mai Châu khẳng định.

Nhiều khó khăn cản trở việc phát triển đảng viên mới

Năm 2017, thu nhập bình quân của tỉnh đạt 40,5 triệu đồng, tuy nhiên Mai Châu chỉ đạt hơn 24 triệu đồng (bằng 59% so với toàn tỉnh). Trong nhiều năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện luôn nằm trong tốp 5 huyện cao nhất toàn tỉnh. Đến nay, vẫn ở mức trên 20%. Đời sống còn nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân khiến quần chúng chưa thực sự "mặn mà” với việc vào Đảng.


Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Mai Châu là một trong số ít địa phương không gặp khó về công tác phát triển Đảng. Trong ảnh: Đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 tại Huyện ủy Mai Châu.

Đời sống người dân khó khăn trong khi chất lượng đội ngũ cán bộ hạn chế càng khiến cho việc tuyên truyền, vận động quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng không hiệu quả. Nhiều năm trở về trước, không ít xã của Mai Châu phải đối mặt với khó khăn này, trong đó có Nà Mèo. Địa hình phức tạp, giao thông đi lại trắc trở, dân cư sống rải rác đã gây ảnh hưởng đến công tác vận động quần chúng của Đảng bộ xã. Bên cạnh đó, trong nhiều năm, trình độ cán bộ không đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến công tác phát triển Đảng ở Nà Mèo gặp khó. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Hà Văn Biên cho biết: Trước năm 2010, tỷ lệ cán bộ có trình độ đạt chuẩn của xã đạt thấp. Xã có tổng số 21 CB-CC, tuy nhiên chỉ có dưới 10 đồng chí có trình độ đạt chuẩn. Một số đồng chí trưởng các ngành, đoàn thể, thậm chí là cán bộ chủ chốt của xã không thể nâng cao trình độ do đã quá tuổi đào tạo. Bên cạnh đó, đội ngũ cấp ủy viên ở cơ sở có đến trên 50% chưa có trình độ THCS. Từ đó dẫn đến thực trạng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS Đảng chưa cao, kéo theo nhiều hệ lụy, một trong số đó là khó khăn về phát triển Đảng.

Chưa kể đến, Mai Châu là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc. Người Thái ở huyện chiếm đa số với tỷ lệ 57,3%, người Mường chiếm 17,33%, người Kinh chiếm 11,96%, người Mông chiếm 9,83%, người Dao chiếm 1,98%, còn lại là đồng bào các dân tộc khác. Theo đồng chí Nguyễn Phú Cường, Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Mai Châu, trước đây, vấn đề "hụt nguồn” tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ dân trí không đồng đều; thiếu bằng cấp, chứng chỉ để chứng minh trình độ học vấn, bởi quần chúng học xong không lấy chứng chỉ hoặc bằng cấp bị thất lạc do không quan tâm đến công tác bảo quản. Bên cạnh đó, trong quá trình hoàn tất hồ sơ, lý lịch, phần lớn các đảng viên nông thôn đều ngại khai lý lịch, viết một lần chưa xong thì nản.

Mai Châu có 9 xã và 8 xóm vùng đặc biệt khó khăn. Với địa bàn chia cắt, giao thông đi lại trắc trở đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân của các chi, đảng bộ. Đồng chí Phó Bí thư TT Huyện ủy thẳng thắn nhìn nhận: Bên cạnh những khó khăn nói trên, còn phải kể đến những hạn chế hết sức đặc thù mà địa phương đang phải đối mặt như tình hình ANTT phức tạp, các phần tử xấu lợi dụng thực hiện âm mưu, thủ đoạn lôi kéo quần chúng nhân dân; tình hình thanh niên đi làm ăn xa khá phổ biến. Trong khi đó, có lúc, có nơi, cấp ủy chưa chú trọng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố TCCS Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị tại cơ sở; nội dung sinh hoạt nhiều nơi chưa đổi mới, còn sơ sài, thiếu biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả... là những nguyên nhân không nhỏ tác động đến tâm lý của người xin vào Đảng, khiến công tác phát triển đảng viên mới hạn chế. Từ thực tế này Đảng bộ huyện đã mạnh dạn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Cách làm đổi mới, sáng tạo của Đảng bộ huyện Mai Châu

Muốn làm tốt công tác phát triển đảng, trước hết phải nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, từ đó làm thay đổi nhận thức, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhận thức rõ điều đó, Huyện ủy Mai Châu chú trọng phát triển KT-XH gắn với củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo ANQP, đặc biệt là tại các vùng đặc thù. Chính vì vậy, song song với việc tích cực triển khai hiệu quả Đề án 03 ngày 14/1/2010 của Tỉnh ủy về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện đã chủ động tận dụng tiềm năng du lịch nhằm phát triển KT-XH, nâng cao đời sống dân sinh. Ngày 31/5/2011, Huyện ủy Mai Châu ban hành Nghị quyết số 03 về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM. Đây là bước ngoặt, đánh dấu quyết tâm chính trị rất cao của Đảng bộ huyện. Đồng chí Phó Bí thư TT Huyện ủy chia sẻ: Mai Châu kỳ vọng, khi KT-XH phát triển, ANQP đảm bảo, người dân sẽ nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc có cuộc sống ngày càng no ấm, bình yên từ đó phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Sau 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, tình hình ANTT trên địa bàn ngày càng ổn định; du lịch cộng đồng Mai Châu đã có diện mạo hoàn toàn khác, đời sống người dân trên địa bàn không ngừng nâng lên. Số lượng các dự án đầu tư về du lịch và lượng khách đến tham quan du lịch ngày càng nhiều hơn. Đến nay, toàn huyện có 146 cơ sở lưu trú du lịch, có 7 điểm du lịch cộng đồng. Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện ước đón 161.713 lượt khách, doanh thu ước đạt 52, 285 tỷ đồng. Các điểm đến thu hút đông khách du lịch trên địa bàn huyện là: bản Lác, xã Chiềng Châu; bản Bước, xã Xăm Khòe; bản Văn, bản Pom Cọong, thị trấn Mai Châu; bản Hịch, xã Mai Hịch; bản Pà Cò, xã Pà Cò; bản Hang Kia, xã Hang Kia... Và cũng không phải ngẫu nhiên mà những điểm du lịch kể trên cũng là địa bàn phát triển đảng viên mới vô cùng mạnh mẽ của huyện. Trong năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018, Xăm Khòe phát triển được 7, Mai Hịch là 20 và Pà Cò là 22 đảng viên mới.

Cũng theo đồng chí Phó Bí thư TT Huyện ủy, để tạo nguồn phát triển Đảng, cùng với tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện chỉ tiêu đề ra, Đảng bộ huyện đã đổi mới phương thức mở lớp đối tượng Đảng. Trước đây, các lớp nhận thức về Đảng thường được tổ chức 3-4 lớp/năm tập trung ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Do địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nên số lượng học viên tham gia không đủ như đăng ký hoặc bỏ học giữa chừng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quần chúng ưu tú tham gia các lớp đối tượng Đảng, năm 2001, BTV Huyện ủy đã giao các ban xây dựng Đảng và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện khảo sát, tiến hành mở lớp tại cụm xã. Với cách làm này, số lượng đảng viên mới kết nạp đã tăng vọt. Nếu năm 2000, số đảng viên mới của Đảng bộ huyện là 138 thì năm 2001 đã tăng lên 194 và duy trì từ đó đến nay, trung bình mỗi năm Đảng bộ huyện kết nạp được 177 đảng viên mới.

"Trong thời gian tới, để tiếp tục bổ sung nguồn quần chúng có chất lượng cho Đảng, Đảng bộ huyện sẽ tập trung phát triển Đảng trong học sinh- sinh viên. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cùng các ngành, cơ sở nỗ lực tạo việc làm tại chỗ bằng nhiều chương trình phát triển KT-XH, dạy nghề cho lao động trẻ ở nông thôn để họ không phải đi làm ăn xa, yên tâm ở lại địa phương phát triển kinh tế, ổn định thu nhập, từ đó giúp cho đoàn viên, hội viên có môi trường ổn định để rèn luyện, phấn đấu vào Đảng... Đặc biệt, sẽ quan tâm hơn đến công tác nhân rộng các "điểm sáng” về phát triển Đảng ở cơ sở, góp phần thúc đẩy công tác xây dựng Đảng của địa phương”- đồng chí Đặng Mai Sơn cho biết thêm.

 Với nhiều giải pháp đồng bộ của Đảng bộ huyện cùng việc áp dụng linh hoạt tại từng chi, đảng bộ đã xuất hiện ngày càng nhiều những "điểm sáng" về phát triển Đảng ở cơ sở trên địa bàn huyện Mai Châu. 


                                                                                    Hải Yến


 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục