Sáng 16/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.


Dự thảo Luật trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này gồm 7 chương, 38 điều, quy định các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia, bao gồm biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.


Tại dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến lần này, nhiều quy định đã được chỉnh lý như về tên gọi của dự thảo Luật; về phạm vi điều chỉnh; về kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu bia.

Trong phiên họp tổ về nội dung này, nhiều ý kiến đại biểu đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; chủ động có giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn thực trạng sử dụng rượu, bia đang có xu hướng gia tăng.



Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, tập trung vào một số nội dung: tên gọi của Luật; bố cục, phạm vi điều chỉnh; tính khả thi của dự án Luật; chính sách trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý rượu thủ công; cơ chế kiểm soát, chế tài xử phạt đối với tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, bia và tiêu dùng không đúng quy định; các hành vi bị nghiêm cấm; độ tuổi uống rượu, bia; kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia...

Trong phiên họp chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến 3 nhóm chính sách chủ yếu, bao gồm nhóm chính sách về quy định chung, nhóm chính sách về quản lý dự án, nhóm chính sách về quản lý kế hoạch đầu tư công.

Quan phiên thảo luận tại tổ, đa số ý kiến đại biểu tán thành cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí.

Các ý kiến tập trung làm rõ phạm vi điều chỉnh, áp dụng Luật; giải thích từ ngữ; bổ sung các lĩnh vực thuộc đối tượng đầu tư công; phân loại dự án đầu tư công; các hành vi bị cấm trong đầu tư công; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án; trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; biện pháp đầu tư công hiệu quả; báo cáo đánh giá tác động môi trường trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư; kế hoạch đầu tư công 3 năm; nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Nhân dân; tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án; thanh tra đầu tư công.

 

Theo Vietnamplus

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục