(HBĐT) - Trong kho tàng các di tích văn hóa lịch sử của đất nước, Dinh Độc Lập góp mặt như một trong những di tích quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt. Những ngày tháng 4 lịch sử này, đông đảo người dân Việt Nam và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới lại có dịp về thăm Dinh Độc Lập - biểu tượng của chiến thắng, hòa bình thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Dinh Độc Lập do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng quốc tế Khôi Nguyên La Mã) thiết kế theo phongthủy và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Công trình được khởi công ngày 1/7/1962 trên nền dinh Nôrôđôm (dinh Thống đốc) do Pháp xây dựng ngày 23/2/1868. Dinh được thiết kế và xây dựng nhằm cầu nguyện cho sự thịnh vượng và bền vững mãi mãi.

Dinh mới được chính quyền Sài Gòn đặt tên là dinh Độc Lập (còn có tên khác phủ Đầu Rồng, phủ Tổng thống) và được đưa vào sử dụng chính thức ngày 31/10/1966.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người đứng đầu chế độ cũ có thời gian trị vì lâu nhất trong dinh (từ tháng 10/1967 đến ngày 21/4/1975).

Bằng chiến thắng vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - mùa Xuân năm 1975, đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã được kéo lên nóc dinh Độc Lập và đại diện quân giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.

Sau Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam - Bắc tổ chức tại dinh Độc Lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dinh được mang tên dinh Thống Nhất từ đó tới nay, nhưng nhiều người vẫn gọi theo tên xưa là dinh Độc Lập.

Nhờ ý nghĩa lịch sử, dinh là một trong những điểm thăm quan hấp dẫn, thu hút số lượng lớn khách du lịch khi đến thành phố Hồ Chí Minh.

Những người con Việt Nam du lịch đến dinh Độc Lập sẽ thấy tự hào về kiến trúc xây dựng tổng thể từ khâu thiết kế, thi công đến trang trí và vật liệu xây dựng chủ yếu là nguồn gốc trong nước. Thăm quan dinh Thống Nhất - di tích quốc gia đặc biệt - là để trở về với cội nguồn, nơi đánh dấu chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam.

P.V (TH)

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục