(HBĐT) - Thật may mắn khi tôi đã được đi, đến hầu khắp các địa danh lịch sử mang đậm dấu ấn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại thung lũng Mường Thanh; từng được gặp và được nghe nhiều câu chuyện về chiến thắng Điện Biên phủ của những chiến sỹ Điện Biên năm xưa... Đến đâu, dù nghe lại không biết bao lần những câu chuyện cũ. Nhưng vẫn vẹn nguyên một cảm xúc tự hào trước chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam "chấn động địa cầu” cách đây vừa tròn 65 năm (7/5/1954 - 7/5/2019).


Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 cách đây 65 năm đã gây "chấn động địa cầu" Ảnh: T.L Ảnh: T.L

Trong ký ức về cuộc chiến nơi sa trường Mường Thanh năm xưa của những người lính ở Đại đoàn 316 (còn gọi là Đại đoàn Bông Lau) như ông Trương Viết Lượng ở Tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn; Phan Văn Tỷ, Tiểu khu 4, thị trấn Lương Sơn ở Đại đoàn 312; Cao Xuân Miệu, Tiểu khu 6, thị trấn Lương Sơn ở Đại đoàn 320... đến nay đã ít nhiều phai nhạt. Tuy vậy, từ trong sâu thẳm ký ức là câu chuyện về những trận đánh vào cứ điểm Him Lam lúc 17h ngày 13/3/1954.

Qua câu chuyện của ông, chúng tôi - những người thuộc thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh đã phần nào hiểu được những vất vả, gian khó mà ông và những đồng đội - những chiến sỹ Điện Biên năm xưa trải qua.

Đã 65 năm trôi qua, nhưng với những chiến sỹ Điện Biên năm xưa thì Chiến dịch Điện Biên Phủ mãi là một dấu mốc không phai trong cuộc đời. Trong cuộc chiến đó, có những dấu ấn không phai của lực lượng pháo binh Việt Nam trong một trận đánh lớn. Theo đó, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn trọng pháo cơ giới Tất Thắng 45, đại đoàn 351 đã tham gia ngay từ giai đoạn chuẩn bị theo phương châm "đánh nhanh thắng nhanh” rồi chuyển sang "đánh chắc, thắng chắc”. Kéo pháo vào trận địa rồi lại kéo pháo ra. Nhưng với tinh thần "tất cả để chiến thắng”, Trung đoàn Tất Thắng thể hiện quyết tâm cao, vượt mọi khó khăn, gian khổ, nhanh chóng đưa pháo vào trận địa, trút "bão lửa” xuống đầu quân thù ở tập đoàn cứ điểm trong "lòng chảo” Điện Biên Phủ. Chiến công của Đại đội 106 thuộc đại đoàn pháo binh 351 là đại đội đã từng làm quân Pháp kinh hồn bạt vía trong Chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952). Theo đó, sau khi tham gia chiến dịch giải phóng Hòa Bình, Đại đội 106 đã sáp nhập với Trung đoàn pháo binh Tất Thắng khi vừa từ Trung Quốc trở về. Với những thành tích nổi bật trong chiến đấu tại chiến dịch Hòa Bình, đại đội 106 đã vinh dự được bắn phát đầu tiên mở màn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh vào cứ điểm Him Lam chiều ngày 13/3/1954. Trước đó, vào lúc 3h chiều ngày 13/3/1954, một cánh quân của Đại đoàn 312 bị quân Pháp dùng xe tăng tấn công vào tuyến xuất phát, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lệnh cho Đại đội 106 bắn 2 phát vào đội hình quân địch. Cả 2 phát đều trúng và tiêu diệt xe tăng địch. Sau đó, khi mở màn chiến dịch Đại đội 106 vinh dự nổ phát súng đầu tiên. Trong 18 quả đạn pháo đầu tiên từ những khẩu pháo của Đại đội bắn ra đều trúng vào cứ điểm phòng ngự Him Lam làm quân địch vô cùng khiếp sợ. Tạo điều kiện cho các Đại đoàn khác đánh thắng ở cứ điểm Him Lam ngay trong ngày mở màn chiến dịch. Có một điều đặc biệt ít người biết, đó là Đại đội 106 cũng chính là đơn vị tham gia bắn thử pháo tại Đồng Tưa thuộc xóm Cửa Lũy xã Đoàn Kết (Yên Thủy) trong đợt cuộc diễn tập bắn đạn thật chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ vào thời điểm cuối năm 1953. Cuộc diễn tập này do Thiếu tướng Hoàng Sâm chỉ đạo...

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường; quân và dân ta đã giáng đòn quyết định đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ can thiệp. Chiến thắng này đã in đậm những quyết định đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng, Bác Hồ và Tổng Tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chuyển hóa thế trận đưa chiến dịch tới thắng lợi. Đã thể hiện rõ sức mạnh vô địch của dân tộc ta, một dân tộc không cam tâm cúi đầu làm nô lệ, kiên quyết đứng lên chống thực dân xâm lược với tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nhờ đó, mà từ thế phòng ngự, quân ta đã dần lớn mạnh chuyển sang thế phản công và tổng phản công giành thắng lợi quyết định.

Không chỉ có vậy, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam còn biểu hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng của mỗi người lính trên mặt trận, trong từng chiến hào. Tinh thần ấy đã tạo nên ưu thế tuyệt đối sức mạnh chính trị tinh thần. Trong mỗi đợt chiến đấu đã xuất hiện những tấm gương chiến đấu dũng cảm sẵn sàng hy sinh. Đó là tấm gương anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo; hay trong trận mở đầu chiến dịch đồi Him Lam, đồng chí Phan Đình Giót dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xung phong diệt lô cốt địch. Các chiến sĩ pháo binh ra quân đánh thắng trận đầu làm tê liệt hệ thống pháo binh hỏa lực địch tạo điều kiện cho bộ binh tấn công. Thất thủ ngay tại trận mở màn, đã buộc tên đại tá Piroth chỉ huy pháo binh dày dạn kinh nghiệm chiến trận của quân Pháp tại Điện Biên Phủ tự sát ngay trong hầm chỉ huy. Hay trong đợt 2 (từ 30/3 đến 30/4) của chiến dịch các chiến sĩ xung kích đánh sâu vào khu trung tâm, bao vây sở chỉ huy tạo điều kiện cho trận quyết chiến kết thúc chiến dịch. Tại đồi E, khẩu đội Phùng Văn Khầu chiến đấu thông minh, sáng tạo, tiêu diệt nhiều hỏa điểm địch. Bộ đội cao xạ và bộ đội pháo binh hoạt động mạnh làm cho máy bay địch không thể hạ cánh xuống sân bay Mường Thanh buộc địch phải thả dù tiếp tế từ trên cao; phong trào thi đua "săn Tây, bắn tỉa” của bộ đội ta càng làm cho quân địch hoang mang, tuyệt vọng. Điện Biên Phủ đã trở thành địa ngục trần gian, cái chết đến với chúng bất cứ lúc nào.

Đợt tấn công thứ 3 (từ ngày 1/5 đến ngày 7/5) quân ta đánh chiếm và tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch. Các đại đoàn bộ binh nhanh chóng đánh chiếm C1, A1, các vị trí ở dưới chân các ngọn đồi phía đông, tiến đánh khu trung tâm Mường Thanh. Đến 17h30’ ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm sở chỉ huy địch và bắt sống tướng De Castries, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn hạ 62 máy bay và thu toàn bộ kho tàng, vũ khí của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ, góp phần ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh Đông Dương.

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam còn được thể hiện tinh thần dám đánh, biết đánh và quyết thắng. Mặc dù lần đầu tiên quân đội ta đối đầu với một đội quân viễn chinh dày dạn kinh nghiệm với ưu thế về hoả lực, phương tiện chiến tranh trong một trận đánh công kiên, nhưng nhờ có quyết tâm, kỷ luật và thế trận hợp lý đã biến thung lũng Điện Biên Phủ thành mồ chôn quân xâm lược làm tiêu tan cả ý chí xâm lược của kẻ thù.

Vì thế, Chiến thắng Điện Biên phủ đã trở thành thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam!.

M.H


Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục