Sáng 14/6, với 84,3% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm 7 chương, 36 điều.

Nội dung được nhiều cử tri và nhân dân quan tâm là "Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” đã được các đại biểu Quốc hội nhất trí đưa vào Luật. Như vậy, khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia hiệu lực ngày 1/1/2020, người đã uống rượu, bia sẽ không được lái xe.


Toàn cảnh phiên họp Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chế tài nghiêm khắc xử lý người vi phạm

Trước đó, qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; ý kiến khác đề nghị vẫn giữ quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện xin ý kiến các đại biểu Quốc hội hai phương án, tuy nhiên, các phương án này đều không đạt được trên 50% đại biểu Quốc hội tán thành.

Trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, trong tình hình ngày càng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, việc quy định cấm "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, tức là đã uống rượu, bia sẽ không được điều khiển phương tiện giao thông là cần thiết. Quy định này sẽ mở rộng đối tượng không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, đáp ứng nguyện vọng của cử tri, đại biểu Quốc hội, thể hiện quyết tâm của Quốc hội, của Chính phủ trong việc ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông. Đồng thời, trong thời gian tới, cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan để có các biện pháp, chế tài xử lý nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông do sử dụng rượu, bia.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật, để thể hiện ý chí quyết tâm của Quốc hội nhằm tạo chế tài nghiêm khắc, xử lý nghiêm minh người vi phạm gây tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia, để lại hậu quả rất nghiêm trọng, đồng thời tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và đáp ứng nguyện vọng, mong muốn của cử tri gửi đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tha thiết đề nghị cho bổ sung vào Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm một khoản ghi rõ cấm "điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Kết quả biểu quyết sau đó cho thấy có 374/446 đại biểu (chiếm 77,27% tổng số đại biểu) tán thành việc bổ sung hành vi bị nghiêm cấm này. Toàn bộ dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia được thông qua với 84,3% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Như vậy, Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người làm việc trong lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn…

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

Về quản lý quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và bia (Điều 12 và Điều 13), qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị mở rộng khung thời gian không quảng cáo rượu, bia trên báo nói và báo hình. Một số ý kiến khác nhất trí với việc mở rộng khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình nhưng đề nghị bổ sung quy định loại trừ việc quảng cáo trên các chương trình thể thao, văn hóa, nghệ thuật… được tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trên cơ sở biểu quyết tại hội trường và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, điểm c khoản 3 Điều 12 đã được chỉnh lý theo hướng không quảng cáo rượu, bia trên "Báo nói, báo hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo trong các chương trình thể thao đã mua bản quyền được tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ”.

Về đề nghị bổ sung quy định quảng cáo rượu, bia không được gắn với địa danh văn hóa vì có thể làm ảnh hưởng hình ảnh của địa danh văn hóa, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát các luật có liên quan. Qua rà soát cho thấy, Điều 8 Luật Quảng cáo đã quy định 16 hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo, trong đó có quy định cấm các hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, do đó, xin phép không bổ sung quy định này.

Có ý kiến đề nghị áp dụng đồng loạt các quy định về kiểm soát quảng cáo đối với tất cả sản phẩm rượu dưới 15 độ cồn và bia để không bỏ ngỏ các sản phẩm bia có độ cồn phổ biến từ 4-5 độ cồn đang chiếm thị phần lớn trên thị trường. Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, do mức độ tác hại của rượu, bia tỷ lệ thuận với độ cồn có trong sản phẩm nên cần đưa ra những biện pháp quản lý quảng cáo khác nhau với các loại rượu, bia có nồng độ cồn khác nhau. Theo đó, bên cạnh quy định cấm quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên, dự thảo Luật quy định việc quản lý hoạt động quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ; rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên. Như vậy, các sản phẩm bia từ 4-5 độ cồn không bị bỏ ngỏ và xin phép Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là đạo luật mang ý nghĩa xã hội, tính nhân văn cao, với mục tiêu cao nhất cả trước mắt, lâu dài là định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại, góp phần quan trọng nâng cao thể chất, tinh thần, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân.

Thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, điều kiện tiên quyết để những đạo luật có tính chất dự phòng, có xử lý nhưng rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục như Luật này có thể đi vào cuộc sống thì khi xây dựng Luật cần có nhận thức xã hội đúng đắn, phát huy được sự tham gia tích cực từ mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là quyết tâm bền bỉ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đây là quá trình lâu dài, với nhiều khó khăn, thách thức. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ ngay sau khi Luật được thông qua cần chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền rộng khắp để mọi người dân, gia đình, cơ quan, tổ chức hiểu rõ và thực hiện đầy đủ, chính xác quy định của Luật, đồng thời khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này; chú trọng củng cố, nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; bố trí, huy động đủ nguồn lực cho việc tổ chức thi hành Luật.

 

              TheoBaotintuc

Các tin khác


Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục