(HBDDT) -Trước đây, Lạc Hưng (Yên Thủy) được biết đến là xã đặc biệt khó khăn với hệ thống đường giao thông trắc trở, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, cuộc sống nghèo khó bởi sản xuất thuần nông. Nay tuy vẫn là xã trong vùng 135, nhưng bộ mặt nông thôn nơi đây thay đổi rõ nét. Bà con đổi mới tư duy, cách làm ngay trong sản xuất nông nghiệp nên đã từng bước cải thiện cuộc sống.




Nhiều hộ ở xóm Lý Hưng, xã Lạc Hưng (Yên Thủy) phát triển trồng cây có múi kết hợp nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Đưa khách tới thăm một số mô hình sản xuất, Phó Chủ tịch UBND xã Quách Ngọc Phụng bộc bạch: Ngày trước, đến Lạc Hưng phải qua nhiều con suối, vì vậy mà việc giao lưu, thông thương hàng hóa với bên ngoài rất hạn chế. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước qua các chương trình, dự án, nhất là Chương trình 135, Chương trình Phát triển vùng huyện Yên Thủy và nội lực của địa phương, giờ đường bê tông về đến các xóm, nhờ đó đã tạo đà phát triển KT – XH. Khó khăn lớn nhất của xã là sản xuất dựa vào trồng rừng là chính, nhưng hiệu quả lại không cao, mức độ quay vòng chậm bởi từ 5 - 7 năm mới được thu. Nhằm tìm hướng đi mới, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, khuyến khích nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo đó, mô hình gia trại trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi gà, nuôi ong đang từng bước phát huy hiệu quả tích cực.

Người dân xóm Lý Hưng ai cũng biết đến mô hình làm kinh tế của gia đình ông Nguyễn Văn Quân. Hơn 2.000 m2 vườn tạp, mang về nguồn thu không đáng kể, ông đã bàn với gia đình cải tạo trồng bưởi, chanh kết hợp với nuôi gà giống Lạc Thủy. Nhờ được tham gia các lớp chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi và sự chịu khó tìm tòi, học hỏi, vườn cây phát triển tốt; đàn gà khoảng 1.000 con/lứa. Năm 2018, gia đình ông xuất chuồng trên 3 tấn gà thịt, qua đó mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. 

Hiện tại, xã Lạc Hưng có 15 gia trại, 2 lò ấp trứng, cơ bản đáp ứng nhu cầu giống tại chỗ. Xã cũng có nhiều gia đình phát triển mô hình trồng cây có múi kết hợp với nuôi gà thả vườn quy mô từ 1.000 - 2.000 con, có hộ nuôi tới 5.000 con/lứa. Hiện, toàn xã có gần 40 ha cây ăn quả, trong đó bưởi 21,5 ha, chanh, quýt 3,2 ha, cam 12 ha, nhãn 2 ha. Bên cạnh đó, đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định. Năm qua, toàn xã có trên 2.600 con gia súc, 800 thùng ong, đặc biệt các hộ phát triển khoảng 145.000 con gia cầm, tăng 20% so với Nghị quyết HĐND xã giao và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, nâng giá trị ngành chăn nuôi đạt 9.062 triệu đồng, tăng 6% so với năm 2017.

Đồng chí Quách Ngọc Phụng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Nhờ tuyên truyền, vận động của cấp ủy, chính quyền, nhất là lồng ghép vào các buổi họp xóm, chi hội đoàn thể và thông qua cán bộ nòng cốt ở cơ sở. Xã mở nhiều lớp chuyển giao kỹ thuật về trồng rừng, sản xuất nông nghiệp, nuôi gà thả vườn. Cùng với đó là sự năng động, nhạy bén với thị trường của một bộ phận người dân đã giúp người dân Lạc Hưng có tư duy, cách làm mới trong phát triển kinh tế gia đình. Xã được thụ hưởng nhiều công trình phúc lợi và chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng tạo lực đẩy giúp bà con xóa đói, giảm nghèo.

Song song với sự đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, người dân xã Lạc Hưng tranh thủ lợi thế có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn để phát triển kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ. Một số hộ phát triển vận tải hàng hóa, nhờ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Hiện, cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 58,4%; thương mại - dịch vụ 26,4%; công nghiệp - xây dựng 15,2%. Năm qua, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt xấp xỉ 20 triệu đồng; bình quân lương thực đạt 308 kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 4% so với năm trước và tăng 12,6% so với kế hoạch giao. 100% người dân tham gia BHYT; trên 74% hộ đạt gia đình văn hóa; 87% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Từ những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, điều hành và sự đổi mới nhận thức trong nếp nghĩ, cách làm của người dân Lạc Hưng đã và đang giúp xã vùng đặc biệt khó khăn này có sự chuyển mình tích cực.


                                                                                   Thu Hiền

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục