(HBĐT) - Đội ngũ công chức là một bộ phận của nguồn nhân lực khu vực công – yếu tố cấu thành quan trọng của nguồn nhân lực xã hội mà những đóng góp của họ luôn có vai trò đặc biệt to lớn trong toàn bộ thành tựu phát triển chung về KT - XH của quốc gia và địa phương.

Khẳng định vai trò của đội ngũ này trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Quan điểm này tiếp tục được nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, BCH T.Ư khóa VIII: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ, năng lực chuyên môn và khả năng hoạt động thực tiễn cho đội ngũ công chức là công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của mỗi địa phương.

Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi. Tỉnh có diện tích tự nhiên 4.596,4 km2; phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây - Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa. Tỉnh có nguồn tài nguyên khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cây công nghiệp  - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản. Đặc biệt, tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, do có diện tích mặt nước lớn của hồ Hoà Bình, nhiều danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) 27,73%; dân tộc Thái 3,9%; dân tộc Dao 1,7%; dân tộc Tày 2,7%; dân tộc Mông 0,52%; các dân tộc khác 1,18%.

Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ vai trò của đội ngũ cán bộ công chức người dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Hòa Bình là cơ sở để xác định những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong xây dựng và phát triển của tỉnh. Vai trò của đội ngũ công chức người DTTS trong cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Hòa Bình được thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ công chức người DTTS trong cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh có vai trò quan trọng trong xây dựng chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan trong tỉnh, bảo đảm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Hai là, đội ngũ cán bộ cơ sở DTTS trong các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với việc tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh. Thực tiễn cho thấy, một tỉnh miền núi nơi có rất nhiều đồng bào các DTTS sinh sống; ở đó cũng là nơi diễn ra các vấn đề liên quan đến DTTS và là nơi tổ chức, quán triệt, triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS của tỉnh là một trong những nhiệm vụ thể hiện vai trò của đội ngũ cán bộ công chức là nười DTTS trong tỉnh hiện nay.

Do đặc điểm về địa hình, dân cư, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, những điều kiện khách quan, chủ quan nên các vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta ở vùng miền núi, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế, ổn định CT-XH, tăng cường quốc phòng, an ninh. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức người DTTS trong cơ quan hành chính phải là một yếu tố quan trọng trong tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS của tỉnh hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Hòa Bình trong tình hình mới.

Để thực hiện tốt vai trò quan trọng trong tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS của tỉnh Hòa Bình, đội ngũ cán bộ người DTTS trong tỉnh phải đi sâu nghiên cứu, nắm vững đặc điểm, tình hình mọi mặt ở vùng đồng bào DTTS, nhất là những vấn đề liên quan đến dân tộc và các chính sách dân tộc. Trên cơ sở đó, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp, tổ chức lực lượng tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS với chất lượng và hiệu quả cao.

Ba là, đội ngũ cán bộ công chức là người DTTS của tỉnh Hòa Bình có vai trò quan trọng trong góp phần thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng ở cơ sở, nhất là ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do đặc điểm, tình hình địa bàn, dân cư, đặc điểm, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh…, nên công tác vận động quần chúng thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là một trong những nội dung hoạt động của các tổ chức, các lực lượng trong các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Hòa Bình. Theo đó, đội ngũ cán bộ công chức là người DTTS là một trong những lực lượng có vai trò quan trọng trong góp phần thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng ở cơ sở. Để thực hiện tốt vai trò này, đội ngũ cán bộ công chức là DTTS phải đi sâu nghiên cứu, nắm vững đặc điểm, tình hình mọi mặt ở vùng đồng bào DTTS liên quan đến công tác dân vận để xác định cụ thể về mục đích, yêu cầu, lựa chọn nội dung, đổi mới hình thức, biện pháp, tổ chức lực lượng tham gia thực hiện công tác vận động quần chúng.

Trong những năm qua, nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, những quyết sách đúng đắn của tỉnh, đội ngũ cán bộ người DTTS đã tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, đảm bảo sự lãnh đạo, điều hành quản lý, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội của tỉnh. Công tác quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS thông qua đào tạo, bồi dưỡng đã thể hiện kết hợp đào tạo cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Công tác quản lý, đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ người DTTS từng bước được chuẩn hóa, nâng cao về chất lượng. Số lượng công chức cấp tỉnh người DTTS cụ thể từ năm 2012 đến 2019 như sau:

Bảng:Về công chức cấp tỉnh chia theo dân tộc của tỉnh Hòa Bình

Năm

Tổng số

Một số cơ quan có số lượng nhân lực chiếm tỷ lệ cao

Sở GD&ĐT

Sở Y tế

Sở KH&ĐT

Sở XD

Sở GTVT

Sở LĐTB&XH

Sở Nội vụ

Sở Tàichính

Sở nông nghiệp và PTNT

2012

DT Kinh

52

22

40

35

63

45

37

56

216

DTTS

6

42

9

8

6

14

24

12

96

2015

DT Kinh

46

45

36

33

60

43

33

52

206

DTTS

9

21

14

9

8

14

27

16

101

2017

DT Kinh

43

42

35

31

57

41

28

48

201

DTTS

8

22

16

9

10

17

27

16

97

2019

DT Kinh

42

42

33

29

57

38

29

50

203

DTTS

7

22

16

10

9

18

25

12

81

 










Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, do đó rất cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị. Đó là: Số lượng cán bộ là người DTTS còn ít, phân bố chưa thực sự đồng đều, đa số công tác ở các đoàn thể, tổ chức CT-XH; tỷ lệ cán bộ nữ người DTTS còn ít; trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị còn nhiều hạn chế. Công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Vậy để phát huy tốt hơn nữa vai trò của cán bộ công chức người DTTS trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: 

Thứ nhất, quán triệt quan điểm của Đảng, mỗi tỉnh, ban, ngành cần chủ động tạo nguồn công chức người DTTS trên cơ sở phân tích vị trí quy hoạch và tạo nguồn tại chỗ ở địa phương. Thứ hai, đổi mới chính sách, nội dung và phương pháp đào tạo công chức người DTTS. Thứ ba, đào tạo công chức người DTTS phải gắn với tuyển dụng, trọng dụng, bổ nhiệm. Thứ tư, có chế độ, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút công chức người DTTS giỏi phục vụ cho cơ sở. Thứ năm, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng công chức người DTTS.


Th.s Dương Thị Thu Hường


Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục