Nghị định mới của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có quy định nào về việc sáp nhập sở, ngành.


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 107 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014 ngày 4/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Về tổ chức các sở trực thuộc UBND cấp tỉnh, Nghị định lần này cũng chia làm hai loại tương tự như Nghị định cũ gồm: các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương và các sở đặc thù.

Tuy nhiên, Nghị định số 107 có sửa đổi bổ sung một số nội dung nhưng không mang tính "đột phá" như dự thảo nghị định ban đầu đưa ra lấy ý kiến với phương án sáp nhập, hợp nhất một số sở ngành.

17 sở thống nhất, 4 sở đặc thù

Nghị định mới quy định đối với các sở được tổ chức thống nhất cũng có 17 sở nhưng có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ một số sở. Trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có bổ sung thêm quy định "đối với các địa phương có Sở Du lịch thì chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh, thành quản lý nhà nước về du lịch do Sở Du lịch thực hiện".

Tương tự, trường hợp các tỉnh không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc thì chức năng của 2 lĩnh vực này sẽ do Văn phòng UBND tỉnh thực hiện.

Chính phủ 'chốt' không sáp nhập bất cứ sở ngành nào



Theo Nghị định 107, Sở Nội vụ được tổ chức thống nhất trên cả nước chứ không hợp nhất với Ban Tổ chức tỉnh ủy, thành ủy

Đối với các sở đặc thù, Nghị định mới bổ sung thêm Sở Du lịch, ngoài 3 sở đã quy định trước đây gồm: Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Trong đó, Sở Ngoại vụ được thành lập ở những tỉnh đáp ứng một trong các tiêu chí: có cửa khẩu quốc tế đường bộ, có cửa khẩu quốc tế đường hàng không; có cảng biển quốc tế; có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên hoặc có vốn FDI trên 100.000 tỷ đồng, có trên 4.000 người nước ngoài, có kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100.000 tỷ đồng...

Những tỉnh được thành lập Ban Dân tộc khi có ít nhất 20.000 người dân tộc thiểu số sống thành làng, bản; có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu...

Sở Du lịch được thành lập ở những tỉnh đáp ứng đủ các tiêu chí: có di sản văn hóa vật thể được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới hoặc có tài nguyên và tiềm năng du lịch nổi trội; ngành du lịch được xác định là kinh tế mũi nhọn và có giá trị kinh tế với tỉ trọng từ 10% trở lên trong 5 năm liên tục.

Riêng Sở Quy hoạch - Kiến trúc được thành lập ở TP.HCM và Hà Nội. Chức năng quy hoạch kiến trúc của các tỉnh, thành còn lại được quy định trong Sở Xây dựng. Nghị định mới bỏ hẳn quy định về một số lĩnh vực đặc thù khác.

Như vậy, sau 2 năm bàn luận, cho ý kiến Nghị định của Chính phủ chốt lại là không tính đến việc sáp nhập, hợp nhất bất cứ sở ngành nào như dự thảo ban đầu đưa ra lấy ý kiến và như một số địa phương đã thực hiện.

Thời gian qua, nhiều tỉnh đã tiến hành sáp nhập, hợp nhất một số sở ngành. Cụ thể, trong năm 2018, Hà Giang đã hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh với cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; Lào Cai sáp nhập Sở Giao thông Vận tải với Sở Xây dựng; Bạc Liêu sáp nhập Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Khoa học và Công nghệ...

Đến cuối năm 2018, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân ký văn bản gửi UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ đề nghị tạm dừng việc sắp xếp sở ngành, phòng ban để chờ các nghị định của Chính phủ.
 

Sau đó một năm, tháng 12/2019, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành đề nghị các địa phương đăng ký thực hiện thí điểm hợp nhất 8 sở, ngành thành 4. Cụ thể: Sở Tài chính với Sở Kế hoạch - Đầu tư; Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng; Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy; Thanh tra cấp tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thành ủy.

Hà Nội và TP.HCM được tăng thêm tối đa 10 phó giám đốc sở

Một điểm mới đáng chú ý trong Nghị định này là quy định số lượng phó giám đốc sở không cứng nhắc bằng con số cố định mà linh động theo số bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng phó giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng phó giám đốc của từng sở cho phù hợp.

Riêng Hà Nội và TP.HCM, ngoài tổng số lượng phó giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc.

Số lượng phó trưởng phòng, phó chánh thanh tra sở, phó chánh văn phòng sở, phó chi cục trưởng cũng được quy định linh động theo tổng số biên chế công chức trong một đơn vị.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2020.

 

Theo vietnamnet.vn

Các tin khác


MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục