(HBĐT) - Ngày 30/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 09-KL/TU về việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 10/1/2018 về việc tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.


Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh, sinh viên đã và đang được các cấp, ngành cua tỉnh quan tâm thực hiện.

BTV Tỉnh ủy đánh giá, sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về vị trí công tác lịch sử Đảng được nâng cao. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí đáp ứng yêu cầu công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Đội ngũ cán bộ làm công tác này từng bước đáp ứng yêu cầu. Số lượng, chất lượng các công trình lịch sử Đảng bộ, địa phương tăng theo từng năm; phục vụ tốt việc tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo niềm tin, sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, giữ vững ổn định chính trị địa phương.

Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế như: Nội dung, hình thức một số cuốn sách lịch sử Đảng bộ có chất lượng chưa cao. Kinh phí dành cho công tác sưu tầm, xuất bản lịch sử Đảng bộ xã còn hạn chế. Công tác tuyên truyền chưa phong phú, thường xuyên…

Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đưa nội dung tuyên truyền về lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương vào sinh hoạt chi bộ; tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong học sinh, sinh viên, đoàn viên. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán các thông tin sai lệch, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về lịch sử Đảng. Nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, truyền thống các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh; khắc phục tình trạng dập khuôn, sao chép. Tăng cường công tác sưu tầm, lưu trữ, bảo quản tư liệu trong tỉnh, ngoài tỉnh phục vụ cho việc chỉnh lý, bổ sung các sự kiện lịch sử, các giai đoạn lịch sử của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, nhất là giai đoạn chung tỉnh Hà Sơn Bình. Từng bước số hóa kho tư liệu lịch sử của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các địa phương, đơn vị. Thực hiện việc kê khai, lập hồ sơ quản lý, lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng kháng chiến cấp tỉnh. Đẩy mạnh biên soạn tài liệu và đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp. Quan tâm xây dựng đội ngũ làm công tác lịch sử Đảng bảo đảm đủ trình độ, năng lực, nhất là năng lực nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương. Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật đủ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng…


P.V (TH)

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục