(HBĐT) - Ngày 29/10, trong khuôn khổ chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, đoàn ĐBQH tỉnh đã thảo luận tổ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có nhiều ý kiến đóng góp vào  nội dung thảo luận. Báo Hòa Bình trích đăng nội dung phát biểu của đại biểu Ngô Văn Tuấn tại phiên thảo luận tổ.

 


Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tổ tại điểm cầu của tỉnh.

Trong quy hoạch sử dụng đất phải rà soát thật kĩ để bảo đảm chỉ số rất quan trọng cho cả giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Do vậy, khi rà soát lại, đề nghị ban soạn thảo chú ý quan tâm bảo đảm các vấn đề sau: Thứ nhất, đất bảo đảm cho an ninh quốc phòng; thứ hai là an ninh năng lượng; thứ ba là đất bảo đảm cho an ninh nguồn nước; thứ tư là đất bảo đảm cho độ che phủ rừng, bảo đảm an toàn về tài nguyên môi trường. Chúng ta đang giữ mức độ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%, thì trong đó chú ý đến chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên và rừng đặc dụng. Thứ năm chính là an ninh lương thực. Hiện nay, chúng ta đang theo tính toán của cơ quan soạn thảo là Việt Nam cố gắng duy trì ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa là bảo đảm an ninh lương thực, cân đối được lương thực cho quốc gia và bảo đảm xuất khẩu hàng năm khoảng hơn 4 triệu tấn. Tính về dân số, đến năm 2030, dân số Việt Nam khoảng 102 triệu dân, tôi cho rằng cần phải rà soát lại kỹ vì dân số như số kiểm đến của công an là hiện nay đến năm 2030 sẽ lên khoảng 120 triệu dân. Thứ 2, vấn đề đất lúa thì đến năm 2030 giảm đi còn 348.770 ha, trong đó giảm mạnh nhất tập trung vào 2 khu vực đồng bằng sông Hồng khoảng 101.800 ha và vùng đồng bằng sông Cửu Long 88.560 ha. Đây là việc chúng ta chủ động chuyển đổi đất lúa sang đất lương thực khác nhưng chưa tính đến yếu tố diện tích trồng lúa bị mất đi do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngập mặn, vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng rất lớn. Đề nghị tính toán, rà soát rất kĩ diện tích đất, bảo đảm an ninh lương thực, vì chỉ số đấy rất quan trọng.

Tham gia ý kiến trực tiếp vào dự thảo Nghị quyết Quốc hội đã phê duyệt về quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025, tôi đề nghị bổ sung vào khoản 1, điều 5 của dự thảo nghị quyết về nhiệm vụ giải pháp thì điểm d, sau đó đến điểm đ là giao cho HĐND cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất đối với các dự án đất có diện tích phải chuyển đổi mục đích sử đất trong mục này nhưng đã trong quy hoạch, tức là trong quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt rồi thì giao cho HĐND cấp tỉnh triển khai việc này. Trong Điều 6 tổ chức thực hiện, tôi đề nghị bổ sung điểm đ mới trong khoản 1, thì trong khoản 2 của điều 5 có việc đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng vận hành hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất tập trung, trong đó có dữ liệu về quy hoạch, quản lý, cập nhật biến động đến từng thửa đất, công bố công khai minh bạch, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phòng chống tham nhũng. Chính phủ triển khai trong nhiệm vụ đầu năm là giao cơ chế chính sách, sau đó là áp dụng khoa học công nghệ, thì Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành địa phương tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trong điều 6 tổ chức thực hiện, đề nghị bổ sung điểm đ tức là ngay sau nhiệm kỳ này phải chốt thời hạn hoặc là đến năm 2023 chúng ta phải thực hiện xong chuyển đổi số và xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai và có bản đồ số chi tiết đến từng thửa đất để quản lý chặt chẽ, tránh việc tham nhũng trong lĩnh vực đất đai.

P.V (TH)

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục