(HBĐT) - Xác định công tác dân tộc (CTDT), thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Do vậy, các cấp, các ngành đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về CTDT thông qua triển khai các chính sách, chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và địa bàn thôn xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK).



Thời gian qua, nhiều hộ ở xã Quý Hòa (Lạc Sơn) được tham gia các lớp tập huấn và đào tạo nghề ngắn hạn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho lợn, qua đó đã đầu tư chăn nuôi hiệu quả.

Theo đánh giá của đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDT được triển khai thực hiện nghiêm túc. Qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, xa, vùng ĐBDTTS có chuyển biến tích cực. Các cơ quan, đơn vị đã chủ động tham mưu UBND cùng cấp triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, tạo điều kiện giúp vùng dân tộc phát triển.

Hàng năm, song song với tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn liên quan đến CTDT, các cấp, ngành chức năng đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý (TGPL) cho ĐBDTTS, đặc biệt quan tâm xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch về công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh. Trong thực hiện nhiệm vụ này phải nói tới vai trò chủ lực của ngành Tư pháp. Trao đổi với đồng chí Bùi Thị Minh Phượng, Trưởng phòng PBGDPL (Sở Tư pháp) được biết, hàng năm, ngành đã phối hợp các sở, ngành, đoàn thể tham mưu, tổ chức các hội nghị lồng ghép PBGDPL từ cấp tỉnh đến cơ sở, nội dung tập trung chủ yếu vào Hiến pháp, pháp luật về dân sự, hình sự, đất đai, an toàn giao thông, hôn nhân - gia đình, bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hòa giải ở cơ sở...

Theo đó, trong 4 năm (2018 - 2021), ngành Tư pháp đã tổ chức gần 8.950 hội nghị cho cho hơn 779.400 lượt cán bộ và Nhân dân, trong đó chú trọng đối tượng là ĐBDTTS, người dân vùng sâu, vùng xa… Hướng dẫn các địa phương củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Khuyến khích các địa phương củng cố, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS, am hiểu kiến thức pháp luật, biết sử dụng tiếng dân tộc mình nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Đồng thời, Trung tâm TGPL tổ chức các đợt trợ giúp và thụ lý gần 2.000 vụ việc, 200 đợt truyền thông về TGPL tại các địa bàn thuộc vùng ĐBKK.

Ngoài ra, việc tham mưu ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để động viên, khuyến khích đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần vươn lên trong phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo được chú trọng. Trong giai đoạn 2018 - 2021, tỉnh đã ưu tiên các nguồn lực đầu tư từ nhiều chương trình, dự án để đầu tư trực tiếp cho các xã vùng khó khăn, vùng ĐBDTTS như: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ theo cơ chế Nghị quyết số 30a/2008/NQ/CP; Nghị quyết số 37-NQ/TW... Các sở, ngành đã tham mưu cho tỉnh tổ chức thực hiện một số chính sách đặc thù như: Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 14/1/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu; Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, xóm khó khăn nhất của tỉnh, phạm vi nằm trên địa bàn 8 huyện và TP Hoà Bình...

Từ các chương trình, dự án, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương ban hành để đầu tư, hỗ trợ vùng ĐBDTTS, vùng KT-XH ĐBKK đã tạo động lực cho người dân có việc làm, thu nhập, góp phần phát triển KT-XH, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, bảo đảm QP-AN ở vùng ĐBDTTS. Đến năm 2021, trên địa bàn tỉnh, số xã thuộc diện ĐBKK còn 39%/tổng số xã phường, thị trấn (giảm 29 xã so với năm 2017); bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK còn hơn 20%.

Thu Hiền

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục