Ngày 1/8 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức cuộc gặp mặt và trao Kỷ niệm chương nhân kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2022).



Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Cuộc gặp mặt được tổ chức trực tuyến tại các điểm cầu Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương... dự cuộc gặp mặt.

Ngày 1/8/1930, tài liệu "Ngày quốc tế đỏ, mồng một tháng Tám" được xuất bản, tạo tiếng vang lớn, đánh dấu hoạt động chính thức của cơ quan Cổ động và Tuyên truyền của Đảng - tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày nay. Với ý nghĩa đặc biệt của sự kiện lịch sử này, năm 2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 1/8 hàng năm là Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: 92 năm qua, kể từ ngày 1/8/1930, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng, mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ngành Tuyên giáo và công tác tuyên giáo luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân tin cậy giao phó.

Những thắng lợi mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như thành quả có ý nghĩa lịch sử "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đều có sự đóng góp to lớn của ngành Tuyên giáo và công tác tuyên giáo của Đảng.

Kế thừa và phát huy truyền thống của ngành Tuyên giáo, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, trong gần 2 năm qua, kể từ sau Đại hội XIII của Đảng, ngành Tuyên giáo đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, với chất lượng, hiệu quả được nâng lên rõ rệt trên tất cả các mặt, từ tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa- văn nghệ, thông tin đối ngoại, dư luận xã hội cho đến khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục- đào tạo, các vấn đề xã hội... trong đó có những việc khó và phức tạp; nhiều việc được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Cụ thể là tham mưu tổ chức công tác tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; chủ động, tích cực tham gia góp phần vào thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tổ chức thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc, công tác phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và quốc tế, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ bối cảnh này đòi hỏi ngành Tuyên giáo phải nỗ lực, cố gắng, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, tổ chức thực hiện, nhất là những vấn đề có tầm chiến lược, góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ uy tín, năng lực lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới...

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên giáo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, điều có ý nghĩa quyết định là phải luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo bảo đảm đủ số lượng và chất lượng tốt, trong đó, coi trọng chất lượng hơn số lượng, phải vừa "hồng" vừa "chuyên", xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tuyên giáo của Đảng. Đồng thời, mỗi cán bộ ngành Tuyên giáo phải ý thức được rằng, đối tượng của công tác tuyên giáo là con người; nội dung, phạm vi của công tác tuyên giáo phong phú và đa dạng, trải rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; phương pháp công tác tuyên giáo đòi hỏi sâu sắc và tinh tế trong ứng xử, chân thành trong đối thoại, sắc bén trọng đấu tranh.


Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao Kỷ niệm chương cho các cá nhân. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Do vậy, đòi hỏi bản thân mỗi cán bộ phải luôn luôn tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện nâng cao ý thức chính trị, trình độ chuyên môn để trưởng thành. Cao hơn nữa, đồng chí nhấn mạnh đó là tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt huyết, yêu nghề, tận tụy với công việc được giao, lao động thật sự nghiêm túc, khoa học; luôn "nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân"; thường xuyên nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các giá trị đạo đức cách mạng của người đảng viên...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, thời gian tới, toàn ngành Tuyên giáo cần chủ động, tích cực hơn nữa, dự báo sớm, trúng tình hình, tham mưu có chiều sâu, kịp thời, hiệu quả cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy đảng các cấp các giải pháp về công tác tuyên giáo; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của người đảng viên; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc...

Các đại biểu đã cùng ôn lại những chặng đường đã qua, phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành Tuyên giáo, bồi đắp thêm niềm tự hào về những đóng góp to lớn, có ý nghĩa lịch sử của ngành Tuyên giáo trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc... Đây cũng là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ngành Tuyên giáo phấn đấu, rèn luyện, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nhân dịp này, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp công tác tuyên giáo" cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương.


                                               TheoBaotintuc

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục