(HBĐT) - Đảng bộ huyện Tân Lạc đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của T.Ư, của tỉnh về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, lựa chọn những nội dung lớn có tính bao quát, toàn diện trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, nội chính, xây dựng hệ thống chính trị đưa vào chương trình toàn khoá của BCH Đảng bộ để tập trung thực hiện. Qua đó góp phần nâng cao năng lực, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng thực hiện các nhiệm vụ chính trị.  



Huyện Tân Lạc huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị thị trấn Mãn Đức.

Đảng bộ huyện có 36 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó có 16 đảng bộ xã, thị trấn, 5 đảng bộ khối cơ quan, 15 chi bộ khối cơ quan, doanh nghiệp, 288 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, với 6.447 đảng viên. BCH Đảng bộ huyện gồm 37 đồng chí, BTV Huyện ủy gồm 11 đồng chí. Tỷ lệ nữ trong BCH Đảng bộ huyện chiếm 16,66%, BTV Huyện uỷ 27,3%. Đảng bộ huyện đã ban hành các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Từ đầu nhiệm kỳ, BTV, BCH Đảng bộ huyện đã ban hành 4 nghị quyết, 10 chỉ thị, 4 kết luận trên các mặt công tác để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH của huyện. Trong đó có các nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn; các chỉ thị về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giải phóng mặt bằng; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và tăng cường công tác quản lý đảng viên…

Huyện đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị; gắn với kiểm tra, đôn đốc, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị. Các mặt công tác có chuyển biến rõ rệt. Công tác cán bộ thường xuyên được quan tâm kiện toàn nhằm bố trí, sắp xếp phù hợp với nhiệm vụ và trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ theo phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ; thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Đến thời điểm này có 10/16 xã có người đứng đầu cấp ủy, chính quyền không phải là người địa phương, trong đó có 5 cán bộ cấp huyện luân chuyển về. BTV, Thường trực Huyện ủy tăng cường dự sinh hoạt chi bộ (năm 2021 dự 33 buổi, đến hết tháng 8/2022 dự 28 buổi). Thường trực Huyện ủy duy trì làm việc với UBND huyện 2 tuần/lần về thực hiện các nhiệm vụ KT-XH, tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm và các nhiệm vụ trọng tâm khác. Từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực Huyện ủy, Bí thư, các Phó Bí thư đã có trên 60 cuộc làm việc với các xã, thị trấn, cơ quan liên quan về thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện theo đúng kế hoạch, chất lượng được cải thiện. Huyện đã quy hoạch vùng sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới như vùng rau, củ, quả tại các xã vùng cao; nuôi trồng thủy sản tại xã Suối Hoa; bưởi tại các xã dọc đường 12B. Huyện đã triển khai thực hiện và xây dựng kế hoạch sử dụng đất, đấu giá đất hàng năm và của cả giai đoạn 2021 - 2025. Dự kiến 9 tháng năm nay, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 75.899 triệu đồng, đạt 68,4% dự toán tỉnh giao. Toàn huyện có trên 20 dự án sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách đang nghiên cứu khảo sát, triển khai với mức đầu tư dự kiến trên 4.000 tỷ đồng. Đến nay, huyện có 7/15 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, bình quân đạt 15,7 tiêu chí/xã. Phấn đấu đến hết năm 2022 có thêm 2 xã, đến năm 2025 có 11 xã về đích nông thôn mới. Bên cạnh đó, huyện đang quy hoạch phát triển đô thị, phấn đấn đến năm 2025 xã Phong Phú được công nhận thị trấn, đến năm 2030 thị trấn Mãn Đức trở thành đô thị loại IV...

Đồng chí Bí thư Huyện uỷ Đinh Anh Tuấn cho biết: Huyện đang triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo xây dựng quy hoạch có chất lượng, thực hiện quản lý tốt quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH. Tăng cường công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, đặc biệt quan tâm xây dựng khu tái định cư cho người dân bị thu hồi đất; đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá Mường Bi gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Lê Chung

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục