(HBĐT) - LTS: Năm 2022 khép lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự chung sức, đồng lòng, tỉnh ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH. Nhân dịp đón năm mới Quý Mão 2023, đồng chí BÙI VĂN KHÁNH, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho Báo Hoà Bình cuộc phỏng vấn, trao đổi về những kết quả phát triển KT-XH trong năm 2022 và dự định, kế hoạch trong năm 2023.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Thứ trưởng Bộ NN&PTNTNguyễn Hoàng Hiệp và đoàn công tác kiểm tra tiến độ dự án trọng điểm hồ chứa nước Cánh Tạng (Lạc Sơn).

PV: Thưa đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Hoà Bình trong những ngày cuối năm tràn ngập không khí hân hoan, phấn khởi. Năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn, song tỉnh ta đã hoàn thành 18/19 chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2022. Điều này một lần nữa khẳng định sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Vậy xin đồng chí phân tích sâu hơn về những nhiệm vụ, giải pháp UBND tỉnh đã triển khai nhằm đạt được những kết quả quan trọng trong năm 2022?

Chủ tịch UBND tỉnh BÙI VĂN KHÁNH:Năm 2022 là một năm mà bối cảnh thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp. Trong nước, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển KT-XH nhưng giá xăng dầu, chi phí đầu vào, vận tải tăng cao; thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp... ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh đã sớm ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Hòa Bình năm 2022. Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt trên các lĩnh vực; vừa tập trung phòng, chống dịch Covid-19, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

Điểm nổi bật là việc chính quyền các cấp đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Chỉ đạo các sở, ngành phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, tăng cường phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tỉnh cũng đã gấp rút thực hiện các bước triển khai công tác quy hoạch tỉnh đến năm 2050 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Đây là cơ sở để quản lý, phát huy các nguồn lực, thu hút đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

UBND tỉnh đã tập trung cho các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, tạo sức lan toả lớn như đường liên kết vùng Hoà Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình – Mộc Châu), đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội, đường Quang Tiến - Thịnh Minh và các dự án hứa hẹn tạo những đột phá mới trong phát triển kinh tế, như dự án mở rộng đường cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, cao tốc Hoà Bình – Mộc Châu, dự án đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch…; thực hiện chủ trương huy động các nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu đến năm 2025 xây dựng thị trấn Lương Sơn trở thành thị xã; đầu tư hạ tầng đô thị để nâng cấp thành phố Hoà Bình trở thành đô thị loại II năm 2025.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, tình hình KT-XH của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực; có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện.Văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, lao động, việc làm được chú trọng. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định.

P.V: Vâng, như đồng chí vừa thông tin, tình hình KT-XH của tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan. Đồng chí có thể chia sẻ rõ hơn về những điểm nhấn quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh năm 2022?

Chủ tịch UBND tỉnh BÙI VĂN KHÁNH:Năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 9,03%, vượt kế hoạch đề ra; GRDP bình quân đầu người ước đạt 66,7 triệu đồng, đạt kế hoạch đề ra; tổng đầu tư toàn xã hội ước đạt 18.720 tỷ đồng, chiếm khoảng 33% GRDP, vượt kế hoạch đề ra; thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 6.410 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.437,2 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.097,7 triệu USD, đều đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ đô thị hóa đến cuối năm 2022 ước đạt 33,42%, vượt kế hoạch đề ra. Năng suất lao động ước đạt 109,8 triệu đồng/lao động, vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,2%, từ 15,49% năm 2021 xuống còn 12,29%, vượt kế hoạch đề ra... Có thêm 8 xã về đích nông thôn mới, nâng tổng số xã về đích nông thôn mới trên toàn tỉnh đến cuối năm 2022 có 73 xã, chiếm 55% tổng số xã; số tiêu chí nông thôn mới trung bình trên một xã đạt 16 tiêu chí, đạt kế hoạch đề ra... Ngoài ra, các chỉ tiêu về xã hội, môi trường... cũng đạt được nhiều kết quả, góp phần vào sự phát triển chung của cả tỉnh trong năm qua.

Với một năm mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng kết quả thu NSNN năm 2022 của tỉnh đã đạt được kết quả khả quan, số thu đạt cao nhất từ trước đến nay. Để đạt được điều đó, có thể nói công tác quản lý và điều hành ngân sách được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Bên cạnh tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế... ngay từ đầu năm. Đồng thời, chủ động dự báo, đánh giá kịp thời những yếu tố tác động ảnh hưởng tăng, giảm nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh để có phương án trong điều hành, đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch.

Những kết quả và nguyên nhân đạt được từ thu NSNN đã được Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đánh giá rất cao. Trên hết thể hiện nội tại nền kinh tế của tỉnh đang từng bước phát triển bền vững. Mặt khác, đời sống, thu nhập của nhân dân cũng vì thế ngày một tốt hơn. Thu NSNN ngày càng cao cũng góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng - nền tảng cho phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư của tỉnh.

PV: Thưa đồng chí, năm mới mang lại vận hội mới, đồng chí có những định hướng, kỳ vọng gì về sự phát triển của tỉnh cũng như nhắn gửi tình cảm đối với đồng bào các dân tộc tỉnh nhà?

Chủ tịch UBND tỉnh BÙI VĂN KHÁNH:Năm 2023, tỉnh ta phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%; GRDP bình quân đầu người đạt 70,9 triệu đồng; thu NSNN đạt 7.285 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 1.695 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 33,45%; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều từ 2,5 – 3%...

Trên cơ sở tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ 4 đột phá chiến lược của tỉnh như tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2025; tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2020 - 2025…

Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; tập trung vào thu, chi NSNN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tăng cường phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, tin trưởng rằng, với sự đồng lòng, chung sức của Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh sẽ thực hiện thắng lợi các kế hoạch đặt ra.

Nhân dịp năm mới 2023 và đón Tết cổ truyền của dân tộc, xin gửi tới đồng chí, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang trong tỉnh; đồng bào Hoà Bình đang sinh sống, lao động, học tập, công tác ở nước ngoài, tỉnh ngoài; người tỉnh ngoài, nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hoà Bình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, năm mới dành nhiều thắng lợi mới.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh!

Hồng Trung (Thực hiện)


Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục