(HBĐT) - Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là bài toán nan giải của không chỉ riêng tỉnh ta. Tình trạng lao động nông thôn thiếu việc làm, không đủ kỹ năng đáp ứng yêu cầu làm việc tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ngày càng căng thẳng đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Tỉnh chú trọng hỗ trợ các nghề truyền thống tạo việc làm, thu nhập cho lao động nông thôn.
Những năm qua, tỉnh ta có nhiều chủ trương, giải pháp từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển KT-XH. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm. Hàng năm có khoảng 16.000 lao động được giải quyết việc làm. Tỷ lệ học viên, học sinh, sinh viên được giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 80%...
Dù đạt được kết quả đáng kể trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, song vẫn còn nhiều khó khăn, áp lực. Đến năm 2021, dân số trung bình của tỉnh là 871.724 người, dân số nam 438.650 người, chiếm 50,25%, dân số nữ 433.074 người, chiếm 49,68%; dân số khu vực thành thị (gồm phường, thị trấn) 221.383 người, chiếm 25,40%; dân số khu vực nông thôn 650.341 người, chiếm 74,60% trên tổng dân số. Nguồn lực lao động là 530.065 người, chiếm 60,80% so với dân số từ 15 tuổi trở lên. Mặc dù có sự tăng lên đáng kể của lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn 78,29% lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Lực lượng lao động ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 52,8%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 23,3%, ngành dịch vụ chiếm 23,9%. Qua đó cho thấy, cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng tích cực, số lao động làm việc trong ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm dần và các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên.
Bên cạnh đó, công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động của tỉnh còn những hạn chế như: Lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch kinh tế cũng như yêu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Công nhân kỹ thuật không có bằng cấp còn nhiều. Ý thức của người lao động trong chấp hành nội quy, tác phong lao động chưa chuyên nghiệp. Thị trường lao động thiếu nhiều lao động chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là lao động chất lượng cao, trong khi lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, năng suất lao động nhìn chung còn thấp so với bình quân chung cả nước. Thông tin thị trường, quản lý lao động chưa sát với tình hình thực tế sử dụng và quản lý lao động. Kết quả điều tra cung - cầu lao động mới chỉ đáp ứng yêu cầu của Trung ương, chưa phục vụ được nhu cầu của địa phương. Sàn giao dịch việc làm trung tâm và các sàn giao dịch việc làm vệ tinh thuộc trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã đi vào hoạt động, tuy nhiên hiệu quả chưa cao và chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Có thể nói, áp lực giải quyết việc làm ở nông thôn ngày càng gia tăng dẫn đến nhiều lao động phải di chuyển ra thành phố, các khu công nghiệp hoặc ra nước ngoài tìm kiếm việc làm; tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm cho lao động trở thành vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương và thực tế đang phát sinh những vấn đề xã hội.
Để giải quyết những hạn chế trên, các chuyên gia cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh liên kết, phối hợp giữa chính quyền, cơ sở đào tạo với doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả chính sách vay vốn cho người lao động học nghề… Trong đó cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực nông thôn, tạo cơ sở để triển khai tốt các chính sách với mục tiêu thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển theo định hướng của Nhà nước. Các doanh nghiệp có trách nhiệm đưa ra nhu cầu, kế hoạch về sử dụng lao động và tham gia vào quá trình đào tạo. Đa dạng các hoạt động đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, chuyển giao kiến thức, kỹ năng làm việc cho lao động nông thôn theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế; có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, chương trình tự tạo việc làm cho thanh niên nông thôn; chương trình đào tạo cho phụ nữ và thanh thiếu niên vùng nông thôn... Quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo ngành NN&PTNT. Đổi mới công tác quản lý đào tạo nhân lực đi đôi với đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng nhân lực sau đào tạo. Đặc biệt cần thu hút các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh về các địa phương, tổ chức liên kết với doanh nghiệp để đào tạo lao động nông thôn; mở rộng các hình thức đào tạo nghề nghiệp do các làng nghề tổ chức, các nghệ nhân hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho lao động nông thôn để người dân yên tâm ở lại địa phương.
L.C
(HBĐT) - Sáng 7/6, tại nhà văn hóa thị trấn Lương Sơn, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn; Bùi Quang Toàn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Quách Đình Minh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh; Nguyễn Thể Thao, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Cư Yên; Trần Trung Đức, Giám đốc HTX chuối Viba đã tiếp xúc với trên 100 cử tri thị trấn Lương Sơn và các xã: Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Cư Yên, Lâm Sơn, Cao Sơn, huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đã có bài phát biểu chỉ đạo tại buổi Gặp mặt nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023) và biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến của tỉnh. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
(HBĐT) - 10 năm qua, triển khai, thực hiện, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của BCH T.Ư Đảng (khóa XI) đã được cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Sơn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo; các cấp, ngành, địa phương, đơn vị vào cuộc và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân. Từ đó, các giải pháp về nâng cao chất lượng GD&ĐT ở các cấp học, bậc học được triển khai mạnh mẽ; xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo và mô hình thiết thực, hiệu quả.
(HBĐT) - Những năm qua, tình hình an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cơ bản được giữ vững, ổn định, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp về ANTT, đòi hỏi cần có sự vào cuộc nỗ lực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
Những năm qua, cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng tỉnh, cùng các cấp, ngành và hệ thống chính trị tỉnh Lạng Sơn luôn làm tốt công tác đối ngoại, xây dựng mối quan hệ đoàn kết với nước bạn, tăng thêm sự hiểu biết, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.