(HBĐT) - Trong Hội thảo khoa học 70 năm Chiến thắng Hòa Bình (1952 - 2022) hầu hết ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đều khẳng định: Chiến dịch Hòa Bình là cuộc tập dượt lớn của bộ đội ta chuẩn bị cho trận Điện Biên Phủ sau này. Nếu không có chiến dịch Hòa Bình thì sẽ không có chiến thắng ở Hồng Cúm, Him Lam, Độc Lập... Để làm nên chiến thắng "chấn động địa cầu”, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã vững chí, bền gan góp sức cùng với quân và dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954).


Trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, cùng với quân và dân cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những đóng góp to lớn. Trong ảnh: Cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm giặc Pháp ở Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954. Ảnh: TL

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với vị trí chiến lược quan trọng, Hòa Bình không chỉ là mặt trận với những trận đánh làm tiêu hao sinh lực địch mà còn trở thành căn cứ hậu cần đặc biệt quan trọng phục vụ chiến trường. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các tư liệu lịch sử, có một điều mà cho đến bây giờ vẫn ít người biết, vào khoảng tháng 3/1953, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tại Đồng Tưa, xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết (Yên Thủy), bộ đội ta đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật bằng những khẩu sơn pháo 75mm, 105mm. Sau này, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chính những khẩu pháo này đã trút "bão lửa” xuống đầu quân Pháp ở cánh đồng Mường Thanh...

Đưa chúng tôi men theo những chân ruộng lúa chiêm - xuân xanh mướt về phía hang Trâu trên ngọn núi Bai Bương, ông Bùi Văn Dậu, Bí thư Đảng ủy xã Đoàn Kết kể: Là vùng giải phóng nên ngay từ những năm 1947 - 1948, xã Đoàn Kết đã được chọn để trở thành một trong những căn cứ hậu cần quan trọng phục vụ cho chiến đấu của ta. Đặc biệt, hang Trâu trên núi Bai Bương đã được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị Khu ủy Khu 3 để họp bàn công tác kháng chiến. Cuộc họp có sự tham gia của đồng chí Hoàng Sâm, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xã Đoàn Kết là nơi đóng quân, tổ chức huấn luyện bộ đội cho các mặt trận. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn nhường nhà cửa cho bộ đội, làm kho đạn dược, kho lương thực, thực phẩm, quân y... Đặc biệt, vào tháng 3/1953, Đoàn Kết đã vinh dự được Tổng Quân ủy lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105mm. Các khẩu sơn pháo này, sau đó đều được đưa vào chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau thất bại ở Hòa Bình, quân Pháp liên tiếp nhận thất bại nặng nề trên chiến trường Tây Bắc và ở mặt trận vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bước vào chiến cuộc Đông - Xuân (1953 - 1954), thực dân Pháp đã tập trung gần 50% lực lượng và 90% lực lượng cơ động trên toàn Đông Dương ra Bắc Bộ nhằm mở cuộc tấn công chiến lược giành thế chủ động trên chiến trường. Xác định rõ âm mưu của địch, ta tích cực làm công tác chuẩn bị, đối phó và chuyển trọng tâm chiến đấu lên vùng núi rừng Tây Bắc. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, từ tháng 9/1953, bộ đội địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã gấp rút tu sửa cầu, phà trên tuyến quốc lộ 6, 12 và 15 để đảm bảo tốt nhất cho vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ chiến trường. Tính từ tháng 9 - 11/1953, toàn tỉnh đã huy động 17.200 ngày công vận chuyển, tiếp nhận hàng trăm tấn thóc; huy động 3.200 dân công làm đường giao thông, bảo đảm thông suốt cầu, đường cho vận chuyển vũ khí, lương thực cho mặt trận.

Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”. Để chuẩn bị cho chiến dịch, T.Ư Đảng và Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho tỉnh Hòa Bình tổ chức tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức người, sức của từ đồng bằng Liên khu 3, Liên khu 4, tổ chức vận chuyển lên mặt trận Điện Biên Phủ. Thực hiện chủ trương trên, quân và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã huy động nhân lực, phương tiện để tiếp nhận, vận chuyển lương thực, đạn dược; vận chuyển, chăm sóc thương binh, xay thóc, giã gạo cung cấp thực phẩm cho mặt trận.

Với khí thế "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, đón tiếp, giúp đỡ các đoàn dân công, đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận, ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm... Tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch, tỉnh đã huy động và tổ chức 3 đại đội thanh niên xung phong, 3.000 dân công cùng dân công các tỉnh bạn tu sửa và mở rộng hơn 70 km đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La) phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô chở vũ khí, đạn dược, lương thực ra mặt trận. Ngoài ra, hàng nghìn cán bộ và Nhân dân của tỉnh ngày đêm bám cầu, bám đường dưới làn bom đạn của địch để đảm bảo giao thông thông suốt, vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí ra chiến trường. Đồng thời, tỉnh đã đón và chăm sóc hàng nghìn thương binh từ mặt trận trở về. Tổng kết chiến dịch, toàn tỉnh đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng, huy động 170.000 ngày công xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội, cung cấp cho mặt trận 39,5 tấn thịt, 1.840 m3 gỗ và hàng vạn cây tre. Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội địa phương và dân quân du kích toàn tỉnh chủ động mở nhiều đợt tấn công làm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.

Có thể nói, trong thắng lợi chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những đóng góp quan trọng chi viện sức người, sức của và phối hợp tác chiến một cách hiệu quả với chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử "chấn động địa cầu”.


M.H


Các tin khác


Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 2: Bản anh hùng ca Trường Sơn

Trong số hơn 10 vạn bộ đội và hơn 1 vạn thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn huyền thoại, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sỹ. Nhiều cô gái ra trận đã hy sinh ở tuổi mười tám đôi mươi, với những ước mơ, dự định còn dang dở.

Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Thanh Hải

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục