Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 2/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

Các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định rõ tiêu chí việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác.



Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Lưu Bá Mạc phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Bổ sung quy định cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) cho biết, một sỹ quan Công an nhân dân khi đã trải qua quá trình công tác, chiến đấu và lập được chiến công thì uy tín, sự ngưỡng mộ, sự trân trọng đối với sĩ quan đó được ghi nhận một cách tự nhiên. Khi đó, nếu đủ điều kiện phong hàm cấp tướng trước thời hạn, sự nỗ lực, cống hiến đó được ghi nhận một cách xứng đáng; đồng thời có thêm điều kiện để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của lực lượng Công an nhân dân.

"Chính sách xét thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn cho sỹ quan Công an nhân dân khi có thành tích đặc biệt xuất sắc thực sự là cần thiết, ý nghĩa. Trong thời điểm hiện tại, chính sách này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn", đại biểu Lưu Bá Mạc nói.

Tuy nhiên, đại biểu Lưu Bá Mạc đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, bổ sung quy định cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí để thăng hàm cấp Tướng trước thời hạn với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và công tác, không giao Chính phủ quy định chi tiết.

Đồng tình với quy định thời hạn để xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn đủ ít nhất 3 năm công tác, trường hợp không đủ 3 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị quy định điều kiện cần và đủ, tiêu chuẩn cụ thể của việc lập thành tích đặc biệt xuất sắc; làm rõ trường hợp không đủ 3 năm công tác là bao nhiêu năm và phải có thời gian tối thiểu.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thành tích đặc biệt xuất sắc nên khó khăn trong triển khai. Theo đại biểu, việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng đối với những trường hợp này cần được quy định theo trình tự, thủ tục rất chặt chẽ như: Phải được đánh giá khách quan, toàn diện các mặt về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, hiệu quả công tác, những cống hiến và thành tích xuất sắc…

Do đó, đại biểu cho rằng, không cần thiết phải bổ sung quy định thời gian tối thiểu trong trường hợp Chủ tịch nước quyết định thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng khi sĩ quan không còn đủ 3 năm công tác; đồng thời đề nghị bổ sung quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn lập thành tích đặc biệt xuất sắc để đề xuất xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn đối với cấp Tướng, Đại tá trở xuống ngay trong Luật.

Về quy định này, đại biểu Triệu Thị Huyền (Yên Bái) cho rằng, để đảm bảo tính minh bạch, chặt chẽ, tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng luật, ban soạn thảo cần xem xét và cân nhắc quy định cụ thể, chi tiết hơn đối với trường hợp không còn đủ 3 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định.

"Cần có sự phân định rõ, thế nào là không còn đủ 3 năm công tác bởi, với trường hợp thiếu 1 tháng, vài tháng hoặc một năm đều là không đủ 3 năm. Từ đó, tránh bị lạm dụng trong quá trình triển khai thực hiện", đại biểu Triệu Thị Huyền đề xuất.

Đồng quan điểm, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam) cho rằng, cần quy định chặt chẽ, thống nhất trong cách hiểu là, còn ít nhất đủ 36 tháng công tác thay vì "ít nhất 3 năm công tác", tránh nhiều cách hiểu khác nhau.

Cân nhắc độ tuổi nghỉ hưu hợp lý

Về việc bổ sung quy định kéo dài hạn tuổi phục vụ cao nhất đối với sĩ quan Công an nhân dân trong trường hợp đặc biệt, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, việc kéo dài thời hạn phục vụ đối với những người giỏi chuyên môn nghiệp vụ góp phần rất lớn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an nhân dân.

"Song, họ phải là những người có tinh thần trách nhiệm cao", đại biểu Tô Văn Tám nhấn mạnh.

Tuơng tự, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh đề nghị ban soạn thảo xem xét, cân nhắc, đề xuất độ tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với lực lượng công an thường xuyên tiếp xúc với công tác độc hại, nguy hiểm như pháp y, phòng cháy, chữa cháy, khí tài khoa học… để đảm bảo sức khỏe, phục vụ công tác.

Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định trưởng công an các huyện miền núi, biên giới có cấp bậc hàm cao hơn một bậc theo quy định vì đây là những địa bàn phức tạp, khó khăn, nhất là các huyện có trên 50% đơn vị hành chính cấp xã tiếp giáp biên giới.

Tương tự, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, cần cân nhắc, đánh giá kỹ việc điều chỉnh tăng tuổi hưu nữ sĩ quan có cấp bậc hàm Đại tá tăng 5 tuổi, nữ sĩ quan có cấp bậc hàm Thượng tá tăng 3 tuổi. Việc quy định hạn tuổi phục vụ cao nhất của nữ phải phù hợp với yếu tố đặc thù nghề nghiệp, vị trí, môi trường công tác…; từ đó, bảo đảm sức khỏe cán bộ chỉ huy trong các môi trường làm việc khác nhau.

"Môi trường làm việc của lực lượng công an rất vất vả, có thể phải làm việc đêm ngày liên tục, ở những nơi phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do đó, không thể đánh đồng với các cơ quan hành chính sự nghiệp về tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động", đại biểu Phạm Văn Hòa nói; đồng thời đề nghị, tuổi nữ sĩ quan có cấp bậc hàm Thượng tá là 57 và nữ Đại tá là 58 tuổi, nữ Thiếu tướng vẫn giữ nguyên 60 tuổi (thực hiện không theo lộ trình).

"Điều này là phù hợp điều kiện sức khỏe của sĩ quan nữ", đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, hồ sơ dự án Luật được xây dựng theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành, công an các đơn vị, địa phương và được Chính phủ thống nhất thông qua.

Về ý kiến của các đại biểu liên quan đến quy định sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 3 năm công tác; quy định các vị trí cấp Tướng đối với Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố…; đề nghị cân nhắc một số quy định về tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an…, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Bộ Công an sẽ báo cáo với Chính phủ, các cơ quan liên quan của Quốc hội để tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo, báo cáo Quốc hội theo đúng quy định.


                                                        TheoBaotintuc

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục