Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 16-ĐA/TU, ngày 2/1/2024 về nâng cao chất lượng công tác dân vận vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) nhằm phát huy ý thức tự lực, chủ động của đồng bào DTTS trong phát triển KT-XH và giảm nghèo bền vững đến năm 2030.


Theo đó, Đề án đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng cán  bộ là người DTTS, bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Hằng năm, 100% cán bộ, công chức làm công tác dân vận, cán bộ phụ trách công tác dân tộc trong các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp được tập huấn, bồi dưỡng về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo.

Phát huy hiệu quả vai trò của già làng, trưởng thôn, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng DTTS trong việc động viên đồng bào phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện nếp sống văn hóa mới. 100% xã, thôn, bản có điểm truy cập Internet hoặc trạm hỗ trợ thông tin về chuyển đổi số; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân vùng DTTS tăng lên gấp 2,5 lần (vùng I: 85 triệu đồng/ người/năm; vùng II: 70 triệu đồng/người/năm; vùng III: 60 triệu đồng/người/năm). Tỉ lệ hộ nghèo đồng bào vùng DTTS&MN giảm từ 2,5-3%/năm. 100% hộ DTTS cư trú phân tán tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở… có nơi ở ổn định, an toàn.

Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định một số nhiệm vụ, giải pháp, đó là: Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, các văn kiện của T.Ư, của tỉnh. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác nắm tình hình Nhân dân, thực hiện hiệu quả Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở. 
Nâng cao chất lượng GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực. Quan tâm công tác dạy nghề, định hướng, chuyển đổi  nghề nghiệp, giải quyết việc làm đối với lao động vùng đồng bào DTTS&MN. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở vùng đồng bào DTTS&MN. Tập trung đầu tư nguồn lực kiên cố hóa, chuẩn hóa cơ sở vật chất trường, lớp ở tất cả các cấp học, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Có chính sách ưu tiên  phù hợp trong thu hút, đào tạo nhân lực và quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ là con em người DTTS. Tập trung triển khai dạy và học tiếng dân tộc Mường tại các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin, hỗ trợ chuyển đổi số cho vùng đồng bào DTTS. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn thông, hạ tầng số; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ, Nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN nhằm hỗ trợ đồng bào DTTS được tiếp cận thông tin, khoa học công nghệ. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin quảng bá các sản phẩm địa phương, hỗ trợ phát triển KT-XH cho vùng đồng bào DTTS&MN.

Quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống Nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN. Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS, ưu tiên đầu tư, củng cố, hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, điện, nước sinh hoạt, chợ... nhằm phục vụ dân sinh, cải thiện điều kiện sinh kế cho Nhân dân...

Phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS trên địa bàn, gắn với phát triển du lịch. Phát triển y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; thực hiện chính sách dân số và phát triển vùng đồng bào DTTS.

Hỗ trợ phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào DTTS. Kiên trì vận động, hướng dẫn Nhân dân nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo, phát huy nội lực tham gia phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện tốt các chương trình, dự án, các chính sách của Nhà nước và các cơ chế, chính sách của địa phương dành cho đồng bào các DTTS trên địa bàn, nhất là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Phân bổ hợp lý nguồn vốn, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ T.Ư với nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn huy động khác để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; thực hiện tốt chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, các thôn bản đặc biệt khó khăn... Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế phù hợp giúp đồng bào DTTS tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo...

Thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn, giải quyết có hiệu quả các vụ việc phức tạp liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, không để bị động, bất ngờ, hình thành "điểm nóng” về an ninh, trật tự; phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo, dân tộc, tiến hành công tác dân vận; phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng đồng bào DTTS thực hiện âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình”, gây mất ổn định, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS...


Việt Hà (TH)  (Văn phòng Tỉnh ủy) 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục