Ngày 8/5, bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm, cho ý kiến về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên...; đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả và xây dựng các nền tảng quan trọng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.


Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình Đặng Bích Ngọc phát biểu.

 

Xử lý nghiêm hành vi dùng xung điện trái phép

Bày tỏ quan tâm và nhất trí với các nội dung đề xuất sửa đổi của Chính phủ tại dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), đại biểu Lê Tấn Tới (Long An) cho rằng, hiện nay, tạiĐồng bằng sông Cửu Long, Bắc Bộ, Trung Bộ... xuất hiện các đối tượng dùng xung điện để đánh bắt thủy sản trái phép, hủy diệt môi trường. Việc đấu tranh của lực lượng công an rất khó khăn, khung hình phạt nhẹ và chưa đủ sức răn đe.

Nhắc lại vụ việc đau lòng của một cán bộ Công an xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, hy sinh khi truy bắt các đối tượng đánh bắt thủy sản trái phép (tháng 4 vừa qua), đại biểu Lê Tấn Tới đề nghị, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cần có hình phạt xử lý thật nghiêm khắc, có tính răn đe cao với hành vi dùng xung điện đểđánh bắt thủy sản trái phép, hủy diệt môi trường.

Theo đại biểu Lê Tấn Tới, khi phát hiện công cụ, phương tiện phạm tội như máy xung điện, ghe tàu..., chuẩn bị được đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội là phải xử lý, không phải qua xử phạt vi phạm hành chính nữa, mà mức phạt phải răn đe cao hơn, có tính giáo dục hơn.

Quan tâm đến mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) cho rằng, về mô hình sau khi sáp nhập,UBND cấp xãtổ chức tối đa 4 phòng chuyên môn. Với mô hình này, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, số lượngcon người cũng như cách tổchức, bố trí, sắp xếp mô hình cấp xã không làm phình bộmáy, mà còn góp phầnthực hiện tinhgiản cũng như tiết kiệm nguồn ngân sách trong tổchức thực hiện.

 Để thực hiện tốt yêu cầu của Trung ương, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng cần tính toán, sắp xếp và lựa chọnđội ngũ cán bộcác phòng chuyên môn lànhững cán bộ "tinh".

"Trước đây, cấp xã có phạm vi, quy mô nhỏ. Nhưng đến khi sáp nhập từ 3-5 xã vào thành một xã thì tính chất công việc có những yêu cầu lớn, đòi hỏi phải bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ tinh gọn, có trình độ, kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công việc. Tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng, giảm đầu mối và tiết kiệm nguồn ngân sách là mục tiêu lớn nhất mà chúng ta thực hiện mô hình này trong thời gian tới", đại biểu Đặng Bích Ngọc nói.

Nghị quyết "đinh"đáp ứng sự mong đợi của nhân dân

 Quan tâm đến công tác xây dựng thể chế và pháp luật, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHồ Chí Minh) cho rằng,Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, có vai trò rất quan trọng.


Ngay từ đầu Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói thể chế là "điểm nghẽn” của "điểm nghẽn”. Do đó, nếu có một thể chế đồng bộ và thông thoáng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là đáp ứng sự mong đợi của nhân dân.

"Công tác thể chế rất quan trọng. Một thể chế đồng bộ và thông thoáng sẽ tiết kiệm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cũng như thủ tục phát triển doanh nghiệp cũng như đầu tư công. Bộ Chính trị vừa có một nghị quyết đặc thù về xây dựng pháp luật. Đây là một nghị quyết "đinh”, rất quan trọng trong "bộ tứ chiến lược”, gồm có Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về "Hội nhập quốc tế trong tình hình mới”; Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân", đại biểu Trần Hoàng Ngân nêu.

 Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đề xuất có chính sách, chế độ ưu đãi nhất cho những người thực hiện công tác xây dựng thể chế, pháp luật bởi công tác này cần nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ;phải rà soát lại quy trình để đảm bảo xây dựng các bộ luật vừa có tính đồng bộ, khả thi, đảm bảo "tuổi thọ lâu dài", phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng như xu thế thế giới.

Đề xuất mô hình "3-3-3"

Cho ý kiến về mục tiêu tăng trưởng năm 2025đạt8% trở lên, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng "không nên đặt nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà cần tiếp tục xây dựng các nền tảng quan trọng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ở Đại hội XIV của Đảng, từ năm 2026 trở đi".

Đề xuất "9 điểm, thuộc 3 nhóm vấn đề", đại biểu Trần Hoàng Ngân nêu: Nhóm thứ nhất là ba đột phá nền tảng về thể chế, hạ tầng và nhân lực - đã được triển khai trong nhiều năm qua và cần tiếp tục triển khai, nhất là đột phá về thể chế theo tinh thầnNghị quyết số 66-NQ/TW.

 

Nhóm thứ hai là ba đột phá về tư duy chiến lược. Cụ thể, đó làđột phá trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị theo hướng hiệu năng hiệu lực, hiệu quả - sắp xếp bộ máy hệ thống các tỉnh, thành, chính quyền địa phương 2 cấp và cần cơ chế để đưa cuộc cách mạng này đi vào cuộc sống thực tiễn. Bên cạnh đó là đột phá về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong Nghị quyết số 68-NQ/TW.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, nhóm vấn đề thứ ba là cần quan tâm đến tiềm năng, thế mạnh của đất nước, nổi bật là nông nghiệp, du lịch và tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam.

 

"Với mô hình 3-3-3 đó sẽ tạo ra những nền tảng rất quan trọng để chúng ta bước vào kỷ nguyên mới, sẽ thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao", đại biểu Trần Hoàng Ngân tin tưởng.

Cùng quan tâm đến mục tiêu này, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên là vô cùng thách thức. Để đạt được kết quả đó, một mặt, chúng ta phải tích cực đàm phánthương mạivới Mỹ trên tinh thần tích cực, tổng thể và chủ động bám sát tình hình nhằm duy trì hoạt động xuất nhập khẩu một cách cân bằng.

 Nêu con số thu ngân sách quý I/2025 rất lớn, không chỉ từ nguồn xuất nhập khẩu mà còn nhiều lĩnh vực khác, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, về lâu dài, cần "tái cấu trúc bên trong" để nền kinh tế không phụ thuộc vào xuất khẩu, tức là huy động nội lực, tạo động lực tăng trưởng từ bên trong.


Cùng với đó là về đầu tư, ông Hoàng Văn Cường cho rằng, Chính phủ đang rất quyết liệt đẩy nhanh đầu tư công. Đây là động lực quan trọng dẫn dắt và tạo cầu cho một loại các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

 "Bên cạnh đầu tư công, cần kích thích đầu tư của khu vực tư nhân đầu tư,doanh nghiệp và ngườidân; thúc đẩy tiêu dùng mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực du lịch - thị trường rất tiềm năng... để tạo ra xung lực lớn cho đất nước", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”

Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành để thực hiện chủ trương của Đảng về tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với yêu cầu tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Huyện Lạc Sơn - điểm sáng cải cách hành chính

Huyện Lạc Sơn được ghi nhận là một trong những địa phương tiêu biểu của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Năm 2024, huyện xếp thứ 2 Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của UBND các huyện, thành phố.

Công an Hòa Bình - lặng thầm góp sức cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Trải qua 56 ngày đêm "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non”, chiến đấu dũng cảm, đầy gian khổ, hy sinh, chiều 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, làm "chấn động địa cầu”. Trong chiến thắng vĩ đại ấy có sự đóng góp thầm lặng của lực lượng Công an Hòa Bình.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào một số dự án luật

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 6/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận tổ về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Cần bổ sung, làm rõ một số nội dung quy định để không hợp pháp hóa việc dạy thêm tràn lan

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 6/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Ngày 5/5, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Trung tâm).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục