Tiếp tục chương trình Kỳ họp, chiều 9/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.


Quang cảnh phiên họp chiều 9/5.

 

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 7 Chương với 57 Điều, quy định về công nghiệp công nghệ số. Luật này không quy định về hoạt động công nghiệp công nghệ số chỉ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, hoạt động cơ yếu để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia hoặc có liên quan đến công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.

Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, đối với quản lý trí tuệ nhân tạo, có ý kiến bổ sung nguyên tắc quản lý rủi ro, có biện pháp bảo đảm để thúc đẩy, phát triển, ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) trong các ngành, lĩnh vực và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết; có quy định về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm sử dụng AI.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, dự thảo Luật đã quy định về AI theo hướng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng AI vào cuộc sống; quản lý rủi ro và lấy con người làm trung tâm; quy định quản lý đối với hệ thống AI rủi ro cao, hệ thống tác động lớn và không đặt yêu cầu quản lý đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo không rủi ro cao và giao Chính phủ quy định chi tiết phù hợp thực tiễn quản lý ngành, lĩnh vực.

Nguyên tắc quản lý rủi ro này được xây dựng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và phù hợp thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về Chiến lược nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI nhằm thúc đẩy, phát triển và ứng dụng AI hiệu quả, bền vững và có trách nhiệm trong các ngành, lĩnh vực, ông Lê Quang Huy cho hay.

Về ý kiến đề nghị cần có quy định về sở hữu trí tuệ đối với AI, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể thuộc về tổ chức, cá nhân (con người) sở hữu hoặc trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, sáng chế,… chứ không áp dụng đối với AI.

Hiện nay, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và nhiều quốc gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm do AI tạo ra, chưa chính thức luật hóa hoặc đưa vào các công ước quốc tế. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về vấn đề nêu trêntrong Luật Sở hữu trí tuệ vào thời điểm phù hợp.

 

 

Theo ông Lê Quang Huy, có ý kiến cho rằng cần xây dựng một khung pháp lý tài sản số quy định chi tiết các vấn đề cốt lõi, xác định ngay các nội dung phải thực hiện (quyền tài sản, quyền sở hữu, giao dịch, bảo mật, trách nhiệm, giải quyết tranh chấp, quản lý rủi ro)..., vừa đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế, đồng thời thiết lập cơ chế quản lý, giám sát, phòng ngừa rủi ro; làm rõ tài sản số có thể sử dụng cho mục đích trao đổi hoặc đầu tư hay không; đề nghị làm rõ nội hàm, tiêu chí phân loại tài sản số.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, theo dự thảo Luật, tài sản số đã được xác định là tài sản theo pháp luật dân sự hiện hành. Quyền tài sản, quyền sở hữu, giao dịch, bảo mật, trách nhiệm, giải quyết tranh chấp, quản lý rủi ro … đã được điều chỉnh theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật về phòng chống tham nhũng, chống rửa tiền và pháp luật có liên quan. Do vậy, nhằm bảo đảm tính khả thi, linh hoạt và ổn định của hệ thống pháp luật, dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với thực tiễn phát triển.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định cụ thể hơn một số nội dung cốt lõi trong quản lý nhà nước về tài sản số và giao Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền, quản lý đối với tài sản số trong lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Đối với ý kiến cho rằng, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hiện đang được quy định tại dự án Luật Công nghiệp công nghệ số và dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đều hướng tới đối tượng thử nghiệm là công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, đề nghị rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đã có các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, quyền, trách nhiệm, bảo vệ người sử dụng và miễn trừ trách nhiệm trong thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ số… và giao Chính phủ quy định chi tiết để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 57-NQ/TW. Tuy nhiên, dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 cũng có quy định về nội dung này với mục đích để áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ông Lê Quang Huy cho biết, để bảo đảm tính thống nhất của các quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội và chỉnh lý Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng quy định khung chung về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát tại. Trên cơ sở các quy định khung này, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ số sẽ được quy định cụ thể, chi tiết hơn, bảo đảm thống nhất.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thông cáo báo chí số 3, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 7/5/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ ba tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Sơ kết phong trào thi đua "Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy"

Ngày 7/5, Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình tổ chức sơ kết các phong trào thi đua "Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy", "Quản lý, sử dụng xăng, dầu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả" giai đoạn 2020 - 2025, triển khai phong trào thi đua giai đoạn 2025 - 2030.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch quyết chiến chiến lược, giáng đòn quyết định, kết thúc số phận của thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, góp phần quan trọng làm tan rã hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp trên thế giới. Tại đây, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã đã đạt đến đỉnh cao trên cả ba lĩnh vực: chỉ đạo chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”

Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành để thực hiện chủ trương của Đảng về tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với yêu cầu tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Huyện Lạc Sơn - điểm sáng cải cách hành chính

Huyện Lạc Sơn được ghi nhận là một trong những địa phương tiêu biểu của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Năm 2024, huyện xếp thứ 2 Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của UBND các huyện, thành phố.

Công an Hòa Bình - lặng thầm góp sức cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Trải qua 56 ngày đêm "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non”, chiến đấu dũng cảm, đầy gian khổ, hy sinh, chiều 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, làm "chấn động địa cầu”. Trong chiến thắng vĩ đại ấy có sự đóng góp thầm lặng của lực lượng Công an Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục