Tiếp theo chương trình Kỳ họp, sáng 12/5, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và thảo luận trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Trình bày báo cáo, ông Phan Văn Mãi cho biết dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 4 chương và 21 điều.
Với lĩnh vực báo chí, để thể hiện sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động của các cơ quan báo chí, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Đối với ưu đãi đối với sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ công nghệ số để thống nhất, đồng bộ với các quy định thể hiện tại dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, trên cơ sở đề xuất của Cơ quan soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý một số điểm tại khoản 2 Điều 12 dự thảo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp để bổ sung một cách phù hợp và cân đối trong tổng thể chung các ngành, nghề, lĩnh vực cần được ưu đãi thuế liên quan đến Luật Công nghiệp công nghệ số.
Về mức thuế suất áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (15%, 17%) như quy định trong dự thảo Luật, ông Phan Văn Mãi cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng các mức ưu đãi này về cơ bản dựa trên Luật hiện hành áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Đây là các mức ưu đãi khá phù hợp với phạm vi áp dụng tập trung cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ trong thời gian qua; đồng thời, hạn chế được tình trạng ưu đãi dàn trải, làm giảm hiệu quả của chính sách khuyến khích, hỗ trợ.
Theo ông Phan Văn Mãi, cùng với việc được hưởng thuế suất ưu đãi, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nếu đáp ứng các điều kiện về ưu đãi thuế theo địa bàn, lĩnh vực thì cũng thuộc diện được áp dụng các chính sách ưu đãi này theo quy định của dự thảo Luật với các mức độ ưu đãi cao hơn.
Thảo luận về dự thảo Luật, các ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, cùng với đó cho ý kiến về một số nội dung quy định trong dự thảo Luật.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Liên quan đến mức thuế suất với báo chí, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) nhấn mạnh, ngành báo chí, hiện đang đối mặt với sụt giảm doanh thu nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo do sự cạnh tranh khốc liệt từ các nền tảng số, do đó bổ sung báo chí vào diện ưu đãi thuế sẽ giúp giảm áp lực tài chính, tạo điều kiện cho cơ quan báo chí duy trì nhiệm vụ chính trị, xã hội.
Theo đại biểu, báo chí không đơn thuần là ngành kinh doanh, mà còn thực hiện chức năng thông tin, giáo dục, định hướng dư luận xã hội, phản biện chính sách, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị và phát triển văn hóa. Việc ưu đãi thuế thể hiện sự hỗ trợ gián tiếp của Nhà nước, phù hợp với bản chất báo chí cách mạng. Nguồn lực tài chính từ giảm thuế có thể giúp cơ quan báo chí tái đầu tư trong hạ tầng, công nghệ, nâng cấp hệ thống, số hóa nội dung, đào tạo nhân sự, từ đó thúc đẩy nâng cao chất lượng, nội dung.
Đại biểu Thạch Phước Bình cũng đề nghị Ban soạn thảo dự thảo Luật rà soát định nghĩa "báo chí được hưởng ưu đãi", đồng thời quy định rõ phạm vi áp dụng chỉ là các cơ quan báo chí được cấp phép hoạt động, tránh bị lợi dụng bởi các tổ chức truyền thông trá hình. Bên cạnh đó, đại biểu đề xuất cần có quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo với báo chí; hỗ trợ cơ quan báo chí đạo tạo nhân lực công nghệ số.
Việc thu thuế ở đơn vị sự nghiệp công cũng thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội. Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, các đơn vị y tế, giáo dục công lập tự chủ vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là không phù hợp.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Văn Cường phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, ở các bệnh viện, trường học, việc nộp thuế được tính trên doanh thu (thuế suất 2%), nên nếu thu thuế sẽ làm làm tăng giá dịch vụ và người bệnh, học sinh phải chi trả thêm. Trong khi, Đảng, Nhà nước đang có chủ trương miễn học phí và viện phí, việc thu thuế như vậy là không đồng bộ. Do đó, đại biểu kiến nghị các hoạt động của đơn vị y tế, giáo dục công lập cần đưa vào đối tượng không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ các đơn vị liên doanh, liên kết.
Tranh luận với ý kiến của đại biểu Hoàng Văn Cường, đại biểu Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) cho rằng, theo cơ chế hiện hành, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ nộp thuế với khoản kinh doanh thêm, như liên doanh, liên kết bên ngoài với mức thu 2%, và không bị thu thuế các khoản như viện phí, học phí của các cơ sở bệnh viện, trường học công lập đang tự chủ.
Đồng tình với lập luận của đại biểu Vân Chi, song đại biểu Hoàng Văn Cường thông tin thực tế tất cả học phí của các trường công lập và viện phí ở bệnh viện công tự chủ đều đang thu 2% thuế, chứ không chỉ là phần thu từ hoạt động liên doanh, liên kết.
Làm rõ hơn, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cho biết, thực tế cơ quan thuế hiện nay chỉ căn cứ vào chữ "dịch vụ", nên cứ có chữ dịch vụ sẽ phải chịu thuế. "Trong hệ thống y tế có khái niệm thu từ dịch vụ sự nghiệp công, chính vì vậy, đại đa số các nguồn thu của bệnh viện công tự chủ hiện nay đều bị đánh thuế", đại biểu nhấn mạnh.
Ghi nhận các phát biểu của các đại biểu Quốc hội về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Bộ Tài chính là cơ quan thường trực soạn thảo dự thảo Luật lưu ý để chỉnh lý làm rõ hơn quy định tính thuế với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo Baotintuc.vn
Chiều 8/5, thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các đại biểu đồng tình, thống nhất cao với dự thảo Luật, vì nội dung đã bám sát các các chủ trương của Đảng liên quan đến tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối với nội dung dự thảo Luật này, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tiến hành khảo sát và lấy ý kiến tại địa phương.
Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 8/5, tại Trụ sở Chính phủ Nga ở thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Ngày 8/5, bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm, cho ý kiến về dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên...; đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả và xây dựng các nền tảng quan trọng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”, những năm qua, Đảng bộ xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần cùng Đảng bộ xã lãnh đạo hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ tư, ngày 7/5/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ ba tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Ngày 7/5, Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình tổ chức sơ kết các phong trào thi đua "Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy", "Quản lý, sử dụng xăng, dầu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả" giai đoạn 2020 - 2025, triển khai phong trào thi đua giai đoạn 2025 - 2030.