Chỉ thị, nghị quyết (CT, NQ) của Đảng là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng hàng đầu của Đảng, thể hiện ý chí, vai trò lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực. Nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền CT, NQ là khâu đầu tiên và rất quan trọng nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên (CBĐV) và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.

Đây là một trong những nhiệm vụ then chốt nhằm tạo sự thống nhất nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân và là tiền đề cho sự thành công trong tổ chức thực hiện nghị quyết, đảm bảo nghị quyết đi vào cuộc sống. Do đó, việc học tập nghị quyết của Đảng là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, của hệ thống chính trị cũng như của mỗi CBĐV.  
 
Người Mường không chỉ sống với văn hóa, mà còn truyền lại qua từng thế hệ như một thứ tài sản thiêng liêng, tạo nên nét riêng khó trộn lẫn giữa hàng trăm sắc tộc Việt Nam. 

Sinh thời, Bác Hồ luôn đánh giá cao vai trò của việc học tập nghị quyết của Đảng. Người cho rằng: "Cần nghiên cứu sâu để thấm nhuần tinh thần nghị quyết; nghiên cứu càng sâu thì càng thêm phấn khởi, hoàn thành nhiệm vụ càng tốt. Nhưng cán bộ thấm nhuần chưa đủ. Phải làm cho tinh thần nghị quyết thấm nhuần trong toàn Đảng, toàn dân, làm cho mọi người thấy hết thắng lợi, khả năng và khó khăn của ta, thấy rõ khả năng của ta to lớn hơn khó khăn nhiều, làm sao cho mọi người vui vẻ, hăng hái làm tròn nhiệm vụ, vì khi nhân dân vui vẻ, hăng hái thì mọi khó khăn sẽ vượt được". 

Nhận thức tầm quan trọng đó, những năm qua, việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới, cách làm phù hợp, hiệu quả. Cấp ủy các cấp đã đổi mới khâu quản lý; ra câu hỏi viết bài thu hoạch; tổ chức khảo sát, đánh giá kết quả nhận thức của CBĐV. Chú trọng bố trí báo cáo viên có trình độ, kỹ năng, am hiểu thực tiễn...

Tuy nhiên, việc học tập nghị quyết còn những hạn chế: Có lúc, có nơi chưa thực hiện nghiêm túc, chưa tâm huyết. Một số cấp ủy có biểu hiện làm lướt, làm  cho xong; việc học tập nghị quyết thường trên cơ sở phổ biến lại cho CBĐV cấp dưới theo đề cương có sẵn cho mọi đối tượng, chưa gắn với thực tiễn, chủ yếu dừng ở khâu báo cáo nội dung mà chưa dành thời gian nghiên cứu, thảo luận nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện...

Ngày 19/5/2025, Thường trực Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 809-CV/TU về rút kinh nghiệm việc tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc. Theo đó nhấn mạnh: Thời gian qua, việc tổ chức các hội nghị trực tuyến toàn quốc và của tỉnh được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện khá nghiêm túc, hiệu quả, kịp thời đưa nghị quyết và các văn kiện của Đảng vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc tổ chức một số hội nghị còn những hạn chế: Công tác quản lý CBĐV tham dự có lúc chưa chặt chẽ; việc chấp hành giờ làm việc chưa nghiêm, một số đồng chí vắng mặt không có lý do, chưa tập trung theo dõi, lắng nghe, tiếp thu nội dung tại hội nghị; việc chấp hành các quy định về sử dụng điện thoại, trao đổi, thảo luận chưa nghiêm túc, ảnh hưởng đến chất lượng, nội dung nghiên cứu.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức hội nghị trực tuyến trong thời gian tới, đồng thời nghiêm túc thực hiện tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 681, ngày 26/4/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương về rút kinh nghiệm việc tổ chức hội nghị toàn quốc, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện tốt một số nội dung: Tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo tại Công văn số 632-CV/TU, ngày 12/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng tổ chức các hội nghị trực tuyến. Tăng cường các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ, ý thức tự giác trong học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng đối với CBĐV ở địa phương, đơn vị mình để nâng cao chất lượng các buổi học tập, quán triệt nghị quyết. Xử lý nghiêm CBĐV vi phạm quy định về chế độ học tập, quán triệt các CT, NQ, kết luận của Đảng. Định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo đánh giá tình hình tổ chức học tập, quán triệt các CT, NQ, kết luận của địa phương, đơn vị mình về Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Như vậy, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương phải nghiêm túc thực hiện, coi đây là nhiệm vụ bắt buộc mà mỗi CBĐV phải tự ưu tiên sắp xếp thời gian để học tập cho phù hợp. Dành thời gian, công sức thỏa đáng để nghiên cứu, rút ra những vấn đề hữu ích phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoặc những vấn đề cần tham mưu, đề xuất cho ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Từ đó thống nhất trong tư tưởng, hành động, đưa các CT, NQ của Đảng vào cuộc sống.


Lê Chung

Các tin khác


Danh sách Ban Tổ chức lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Danh sách Ban tổ chức lễ tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 34 đồng chí, do Chủ tịch nước Lương Cường làm Trưởng ban.

Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Có công lao to lớn đặc biệt xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, Đồng chí Trần Đức Lương đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương, phần thưởng, danh hiệu cao quý khác.

Công tác nội chính phải phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển đất nước

Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác trong thời gian tới.

Ngân sách nhà nước điều chuyển nguồn kinh phí hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông

Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Kỳ họp thứ 35, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Sáng 22/5, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy chủ trì Kỳ họp thứ 35, UBKT Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục