Nông dẫn xã Phú Lão chăm sóc vùng chè nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.

Nông dẫn xã Phú Lão chăm sóc vùng chè nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.

(HBĐT) - Tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng, có đường Hồ Chí Minh đi qua, mạng lưới giao thông thuỷ - bộ thuận tiện, nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn cùng lực lượng lao động dồi dào… Những tiềm năng và thế mạnh đó đã và đang được huyện Lạc Thuỷ tận dụng và khai thác có hiệu quả, tạo đà phát triển toàn diện, ổn định và vững chắc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh.

 

Đặc biệt, trong cơ cấu kinh tế của Lạc Thuỷ, hiện dịch vụ chiếm 41,5%, công nghiệp – xây dựng chiếm 18,9%, Riêng sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2009 đạt trên 26.574 triệu đồng, đạt 110,7 kế hoạch tỉnh giao, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2008. Kết quả đó xuất phát từ việc các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn đã thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp được giai đoạn 2008 – 2015 được HĐND huyện thông qua tại kỳ họp thứ 12 tháng 12/2008. Thông qua những hoạt động cụ thể thiết thực như: triển khai kịp thời các Quyết định của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ lãi vay ngân hàng cho các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn với số tiền trên 60.000 triệu đồng. Mở các lớp dạy nghề mây, giang, tre đan xuất khẩu, khâu bóng, gia công chế tác đá cảnh tại các xã Đồng Tâm, Yên Bồng, Phú Thành, thị trấn Chi Nê. Đồng thời, quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đẩy mạnh thu hút đầu tư. Đến nay, trên địa bàn huyện có 29 dự án đăng ký đầu tư, với số vốn trên 1000 tỷ đồng. Trong đó, có 5 dự án đã đi vào hoạt động. Các thành phần kinh tế khác cũng được khuyến khích phát triển. Hiện toàn huyện có 65 doanh nghiệp, 1.386  hộ kinh doanh cá thể hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực thương mại, dịch vụ vận tải, cơ khí, xây dựng. Bên cạnh đó, hầu hết các HTX và tổ hợp tác đều hoạt động có hiều quả. Tiềm năng về du lịch tâm linh, du lịch sinh thái đã được khai thác và đang triển khai đầu tư như Chùa Tiên, Hang Luồn, hồ Đá Bạc, hồ Đồng Khánh, hồ Đồng Tâm, đền Cát Đùn… hứa hẹn mở ra hướng đi đầy triển vọng cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.

 

Đi đôi với chú trọng phát triển sản xuất tiểu  thủ công nghiệp, để không ngừng nâng cao năng xuất, sản lượng, giá trị cây trồng, huyện tiếp tục khuyến khích, động viên bà con nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Riêng năm 2009, các ngành chức năng đã phối hợp với các xã, thị trấn mở được 65 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt cho 2.782 học viên nông dân. Từ đó,  các loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như lạc MD7, đậu tương DT12, dưa hấu siêu ngọt, ngô lai, lúa lai từng bước được mở rộng diện tích. Mô hình điểm cánh đồng 50 triệu/ha cũng đem lại kết quả khá khả quan. Từ đó năng xuất ngô của huyện bình quân đạt 52 tạ/ha và lúa 47,9 tạ/ha. Trong chăn nuôi, cùng với việc khôi phục, phát triển đàn gia cầm, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nên các loại gia xúc như trâu, bò, lợn đều tăng từ 0,8-2,5% so với cùng kỳ năm 2008. Riêng đàn gia cầm tăng 50% so với năm 2008. Đặc biệt, huyện có đàn dê lên tới 12.000 con và dự án dê lai hướng thịt, hướng sữa đang tiếp tục được triển khai nhân rộng ra các xã, thị trấn trên địa bàn. Rừng và đất rừng của huyện cũng được quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả, năm 2009, nhân dân trong huyện đã trồng mới được 760 ha rừng, nâng độ tre phủ rừng của toàn huyện lên hơn 50%. Đặc biệt, Lạc Thuỷ là huyện dẫn đầu toàn tỉnh về kinh tế trang trại. Từ Đề án phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2006-2010, đến nay, trên địa bàn huyện có tổng sô 262 hộ có trang trại được cấp giấy chứng nhận. Trong đó có 217 trang trại hoạt động có hiệu quả

 

Cùng với quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, hỗ trợ như vốn xây dựng cơ bản tập trung, 135, 134 và trung tâm cụm xã,, giảm nghèo, cứng hóa trường lớp học, kiên cố hóa kênh mương… Nội lực trong cộng đồng dân cư ở Lạc Thuỷ tiếp tục được phát huy để phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Riêng năm 2009, có 24 km đường GTNT được cứng hóa bằng bê tông xi măng. Đến nay, 80,8% phòng học trên địa bàn được kiên cố hoá, bình quân 19,6 máy điện thoại/100 dân

 

Đi đôi với đẩy mạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa-xã hội của huyện Lạc Thủy cũng  ngày càng tiến bộ. Đến nay, toàn huyện có 13/50 trường đạt chuẩn quốc gia, 78% hộ, 97/1142 làng, bản, khu dân cư, 34/46 trường học, 21/21cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.

 

Được xác định là 1/4 vùng quy hoạch xây dựng du lịch của tỉnh, hiện  lễ hội Chùa Tiên Phú Lão năm 2010 đang là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài. Đó thực sự là bước đột phá trong phát triển KT-XH của huyện Lạc Thủy, nhất là lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch.

                                                                                           

                                                                                   Đức Phượng

 

Các tin khác


Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Báo Hòa Bình tập huấn chuyên đề phóng sự điều tra - hành trình làm điều có ích

Ngày 24/5, Báo Hoà Bình tổ chức tập huấn chuyên đề phóng sự điều tra - hành trình làm điều có ích.

Huyện Yên Thủy: Dấu ấn phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”

Thực hiện phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Yên Thủy đã triển khai thực hiện đồng bộ, từng bước đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức đến xây dựng các mô hình điểm, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình, tạo ra những nhân tố, mô hình thi đua mới với cách làm sáng tạo, hiệu quả, thực sự trở thành động lực quan trọng khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân phát huy tính năng động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Hội.

Giám sát việc tổ chức, thực hiện Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND

Chiều 23/5, tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) do đồng chí Võ Ngọc Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội làm trưởng đoàn đã giám sát việc tổ chức hoạt động và thực hiện việc chi trả chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện (CTXHTN) trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND, ngày 4/8/2016 của HĐND tỉnh. Dự buổi giám sát có đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc thành phố Hòa Bình nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 22 - 23/5, Ủy ban MTTQ TP Hòa Bình tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có 220 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân TP Hòa Bình. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục